Vắt sữa mẹ bằng tay có làm mất sữa không? Đó là thắc mắc của rất nhiều “mẹ bỉm sữa” hiện nay. Và để trả lời cho câu hỏi này, mời các mẹ cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây nhé!

*

Trên thực tế, không phải lúc nào bé cũng chịu ti mẹ mà chỉ thích ti bình nên khi ngực căng sữa do trẻ không bú hết (hoặc không chịu bú khi đến cữ), các mẹ thường lựa chọn vắt sữa bằng tay thì vì dùng các thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng vắt sữa bằng tay có thể làm mất sữa khiến nhiều bà mẹ hoang mang. Vậy, thực hư thế nào?

Mục lục

Vắt sữa mẹ bằng tay có làm mất sữa không?

Câu trả lời là KHÔNG! Vì sao?

Trước tiên, các mẹ cần hiểu về cơ chế tiết sữa bình thường được của sữa mẹ như sau:

Làm rỗng nang sữa càng nhiều, sữa càng về mau.Hàm lượng Prolactin giúp sữa tiết ra khi có phản xạ bú hay mút đầu vú.Nếu bé không chịu bú, bú ít sẽ dẫn đến tình trạng Hoocmon Oxytocin giúp việc đẩy sữa ra ngoài bị gián đoạn, khiến sữa mẹ sẽ tiết ra ít hơn.

Đang xem: Vắt sữa mẹ có làm mất sữa

*

Với cơ chế tiết sữa như trên, có thể thấy việc vắt sữa mẹ bằng tay sẽ không những không làm mất sữa mà còn giúp kích thích tuyến sữa hoạt động. Song, nếu vắt sữa mẹ không đúng cách hoặc lạm dụng thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng này. Do đó, các mẹ trước khi thực hiện vắt sữa cần phải đảm bảo thực hiện đúng cách.

Vậy, vắt sữa mẹ như thế nào để không bị mất sữa?

Hướng dẫn vắt sữa bằng tay đúng cách dành cho mẹ

Để vắt sữa mẹ bằng tay không bị mất sữa, các mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị ly hay bình sữa đã được tiệt trùng và để ráo. Nếu các mẹ muốn để dành trữ đông, hãy chuẩn bị thêm túi đựng sữa chuyên dụng.Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ ngực và đầu ti. Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn.Bước 3: Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái nhất. Sau đó để ly hay bình sữa ở gần vú.

Xem thêm:

Bước 4: Dùng một tay nâng bầu vú sao cho ngón trỏ đặt dưới vú (gần quầng vú). Ngón cái nằm trên bầu vú sao cho đối diện ngón trỏ. Các mẹ cũng có thể điều chỉnh vị trí tay cho phù hợp với mình nhé!

Với các mẹ có quần vú rộng thì có thể để tay lùi vào trong quầng vú một chút.

Bước 5: Ấn nhẹ ngón tay vào bầu ngực, giữ nguyên lực và dùng ngón trỏ, ngón cái ép xuôi quầng vú về phía trước. Tiếp theo, các mẹ đẩy sữa ra khỏi túi sữa, tràn ra đầu vú.Bước 6: Nới lỏng lực ở tay. Sau đó làm lại thao tác trên một lần nữa (Bước 5). Chuyển sang ngực còn lại khi thấy dòng sữa ngực này có xu hướng chảy chậm lại.

Xem thêm: Bí Quyết Giữ Vợ – 21 “Chiêu” Giữ Vợ Khỏi Lăm Le Bên Ngoài

Thời gian vắt sữa tối thiểu cho một bên ngực vào khoảng từ 3 – 5 phút.

*

Những lưu ý khi vắt sữa mẹ bằng tay

Tránh dùng lực bóp mà chỉ cần dùng tay vuốt mạnh bầu ngực theo chiều dọc để không làm tổn thương các mô mỏng quanh ngực.Di chuyển ngón tay xung quanh bầu vú khi đang vắt sữa để đảm bảo không “bỏ sót” bất kỳ tuyến sữa nào.Nên rửa tay, vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước khi bắt đầu vắt sữa để tránh viêm nhiễm, các mẹ nhé!Sữa mẹ sau khi vắt và trữ lạnh có thể lưu trữ từ 2 – 3 ngày cho con.Nếu sữa được bảo quản trong tủ đông trước khi cho con uống, các mẹ hãy đặt bình sữa trong nước ấm để làm tăng nhiệt độ của sữa.Lắc đều sữa trước khi cho con uống để phân bổ lại chất béo trong sữa, các mẹ nhé! Và nhớ là, không nên sử dụng lai sữa nếu bé uống không hết nữa nhé!Không dùng lò vi sóng để hâm sữa vì có thể làm mất lớp kháng thể có trong sữa mẹ đấy!

Như vậy, với bài viết trên thì các mẹ không cần phải lo lắng vắt sữa mẹ bằng tay có làm mất sữa không rồi nhé! Cứ yên tâm mà triển thôi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *