Mặc dù ung thư xương là một dạng ung thư hiếm gặp nhưng có mức độ nguy hiểm cao, đe dọa đến tính mạng của người bệnh và đang có tỷ lệ tăng lên bắt nguồn từ những tác động xấu và thói quen không tốt trong cuộc sống hằng ngày.

*

Ung thư xương

Ngày nay tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư xương này càng tăng lên, vì thế dù cho đây là căn bệnh hiếm gặp chúng ta cũng không nên chủ quan.

Ung thư xương là một bệnh có tiến triển âm thầm, đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng có dấu hiệu rõ ràng thì tình trạng gãy xương, đau xương đã bắt đầu khó kiểm soát.

Hiểu rõ bệnh ung thư xương, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị là những thông tin hữu ích bạn nên quan tâm đến.

Đang xem: Ung thư xương dấu hiệu

1. Ung Thư Xương Là Gì?

Trong cơ thể con người người trưởng thành, được cấu tạo bởi 206 chiếc xương với hình dạng, kích thước và đảm nhiệm chức năng khác nhau. Bên trong xương có những tế bào sống được liên kết với nhau nhờ vào loại vật chất cứng tương tự canxi. Xương có đặc điểm là bên ngoài cứng nhưng bên trong rỗng có chứa tuỷ sống đảm nhiệm vai trò sản xuất ra những tế bào máu.

Ung thư xương là gì? Ung thư xương được biết đến là loại ung thư liên kết 3 tế bào (sarcoma) được hình thành từ những tế bào mô liên kết xương, tế bào tạo xương và tế bào tạo sụn.

*

Tìm hiểu bệnh ung thư xương là gì?

Bệnh ung thư xảy ra khi có một khối u ác tính được hình thành bên trong xương. Những khối u này có tính chất phát triển rất mạnh mẽ, sẽ cạnh tranh với những mô xương lành gây chèn ép hệ thống cơ xương khớp và những mô xung quanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Ung thư xương thường gặp ở những vị trí như xương đùi, xương chày, đầu dưới xương quay, đầu trên xương cánh tay (gần gối – xa khuỷu).

Ung thư xương có thể là loại ung thư nguyên phát hoặc thứ phát (từ những bộ phận khác trong cơ thể di căn đến). Nhưng đa số những trường hợp ung thư hiện nay đều thuộc nhóm ung thư thứ phát, có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn cuối, rất ít trường hợp là ung thư thứ phát.

2. Ung Thư Xương Có Mấy Loại?

Hiện nay, ung thư xương được phân thành 3 loại chính như sau:

Sarcoma xương: Đây là loại ung thư thường xuất hiện ở các mô dạng xương, được biết đến là một mô có cấu trúc gần như tương đồng với xương, nhưng có điểm khác biệt là có ít lượng khoáng chất hơn xương. Đối với sarcoma xương thường gặp ở vị trí là cánh tay và đầu gối.Sarcoma sụn: Ung thư xảy ra ở mô sụn, có thể xuất hiện ở hầu hết những vị trí trong cơ thể như vùng xương đùi, vai, xương chậu…

*

Ung thư xương được phân thành 3 loại
Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): Đây là loại ung thư thường xuất hiện ở những mô mềm (mô mỡ, mô sợi, cơ, mô nâng đỡ khác hoặc các mạch máu) hoặc hiện diện ở xương. ESFTs thườngtìm thấy ở những vị trí dọc xương sống, cánh tay, cẳng chân cũng có trường hợp là ở xương chậu.

3. Nguyên Nhân Gây Ung Thư Xương

Đối với ung thư nguyên phát, cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, tất cả chỉ là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đối với những người mắc bệnh Paget xương, đây là một dạng tổn thương do những tế bào xương mới phát triển bất thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Ngoài ra, rối loạn di truyền có mối liên quan đến gen biến dị trong quá trình phân bào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư xương. Thường gặp ở những trẻ em đang trong độ tuổi phát triển xương trong khoảng từ 12 – 20 tuổi.

*

Người bị rối loạn di truyền có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao

Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ gây ung thư xương có thể kể đến như:

Tiếp xúc với bức xạ ion hoá: Người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hoá trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây biến đổi tế bào dẫn đến ung thư xương, thường gặp trong môi trường hóa chất độc hại hoặc người điều trị bằng xạ trị.Bị chấn thương: Khi bị chấn thương với lực va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến xương, đặc biệt là xương đùi, xương chày tiến triển thành mãn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.Người bị rối loạn gen ức chế ung thư P53 Cũng là đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh ung thư xương.

4. Dấu Hiệu Ung Thư Xương

Bệnh ung thư xương tiến triển theo 3 mức độ với những biểu hiện khác nhau nghiêm trọng tăng dần.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em giai đoạn đầu rất khó phát hiện ra với những triệu chứng khá mơ hồ, các bé chưa thể chú ý và thông báo đến cha mẹ, ngay cả người lớn cũng thường bỏ qua giai đoạn này.

Cho đến khi triệu chứng rõ ràng hơn người bệnh mới dễ dàng nhận thấy nhưng cũng đồng nghĩa với việc bệnh tiến triển nặng.

Cách nhận biết ung thư xương qua những dấu hiệu sau bạn nên chú ý là:

Cảm giác đau đớn: Dấu hiệu bạn có thể cảm nhận đầu tiên là cảm thấy đau. Những cơn đau ở giai đoạn đầu chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ, đến bất chợt. Cho đến khi bệnh nặng hơn thì những cơn đau xuất hiện dày đặc và cảm giác đau tăng lên. Thường bị đau vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, cơn đau này rất mơ hồ không xác định được chính xác vị trí.

Bị sưng u, nổi cục: Khi khối u hình thành, dùng tay sờ sẽ cảm nhận thấy xương biến dạng và cộm ở tay. Khi mô xương nhô ra ngoài, nhìn thấy bề mặt bị lồi lõm một cách bất thường cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vùng da có khối u thường sậm màu và cảm giác ấm nóng hơn vùng da lành, kèm theo cảm giác đau, người bị bứt rứt.

Rối loạn chức năng xương: Xuất hiện cùng những cơn đau là tình trạng chức năng xương bị ảnh hưởng, có thể gây teo cơ.

Cơ thể biến dạng: Khi khối u phát triển nhanh chóng sẽ gây ra biến dạng dị tật, quan sát thấy các chi dưới có sự biến đổi bất thường.

Triệu chứng bị chèn ép: Nếu có khối u phát triển ở khoang mũi hoặc khoang sọ sẽ gây chèn ép não bộ và mũi khiến cho áp lực não tăng lên, khiến não chậm chạp và những vấn đề hô hấp xuất hiện. Nếu khối u ở xương chậu sẽ khiến trực tràng, bàng quang bị chèn ép gây khó tiểu, tiểu buốt, ở vị trí tủy chèn ép cột sống sẽ tăng nguy cơ khiến cột sống tê liệt.

Mệt mỏi: Cơn đau xuất hiện khiến người bệnh thường khó ngủ, người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Đây cũng là dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ nhận biết nhất, cha mẹ nên chú ý những biểu hiện bất thường của bé.

Xem thêm: Ajax Image Upload Using Php And Jquery Ajax, Image Upload With Ajax, Php, And Mysql

Bên cạnh đó, khi bước vào giai đoạn cuối, lượng canxi tăng cao trong máu sẽ khiến người mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sụt cân nhanh chóng. Hoặc cũng có thể gây khó thở, ho, vàng da… nếu khối u di căn.

5. Các Giai Đoạn Của Ung Thư Xương

*

Chẩn đoán các giai đoạn ung thư xương

Tiên lượng của bệnh ung thư xương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại ung thư, vị trí, mức độ, tốc độ phát triển của tế bào ung thư.

Theo một số thống kê cho thấy, đối với bệnh nhân ung thư xương hầu hết các trường hợp có thời gian sống trên 5 năm nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Thống kê tỷ lệ sống > 5 năm tương ứng với các giai đoạn ung thư xương như sau:

Giai đoạn 1: Ung thư xương chỉ phát triển trong xương, chưa lan ra các khu vực khác. Tỷ lệ sống > 5 năm là 80%.

Giai đoạn 2: Ung thư xương chỉ phát triển giới hạn trong xương, ở giai đoạn này vẫn có tiên lượng tốt, tỷ lệ sống > 5 là 70%.

Giai đoạn 3: Ung thư xương xuất hiện nhiều hơn trên 2 vị trí khác nhau trên cùng 1 xương, lan ra bề mặt của xương nhưng chưa xâm lấn đến cơ quan khác. Tỷ lệ sống > 5 năm là 60%.

Giai đoạn 4: Đối với ung thư xương giai đoạn cuối có mức độ nguy hiểm cao nhất. Ung thư xương đã bắt đầu lan rộng từ xương đến các hạch bạch huyết, di căn đến các bộ phận khác. Tỷ lệ sống > 5 năm là từ 20 – 50%.

Như vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa ung thư xương từ sớm bằng cách có chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý. Có biện pháp che chắn khi ra ngoài nắng để hạn chế ảnh hưởng của tia UV và ở môi trường ô nhiễm. Không sử dụng chất kích thích, và hãy giữ cho tinh thần được thư giãn, cân bằng, không nên quá áp lực.

Đối với những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, gia đình có người mắc bệnh ung thư xương, thường xuyên làm việc ở môi trường độc hại, có những dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi ngờ có liên quan đến bệnh ung thư xương nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa ung bướu khám tầm soát ung thư xương từ sớm để loại trừ những yếu tố nguy cơ hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp tầm soát ung thư xương, cần tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ hotline: 19001717 – darkedeneurope.com – Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa để được tư vấn cụ thể và đặt lịch hẹn một cách nhanh chóng.

6. Chẩn Đoán Ung Thư Xương

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương, thông qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm ung thư xương giúp xác định chẩn đoán bệnh như:

Chụp X quang: Thông qua hình ảnh giúp bác sĩ xác định được vị trí ban đầu và chỗ phát triển của khối ung thư.Chụp CT, MRI: Phương pháp này cung cấp được hình ảnh chi tiết để về xương để chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh.Chụp scan xương: Chụp scan xương bằng chất đồng vị giúp phát hiện ra tế bào ung thư khi chụp x quang không phát hiện ra. Độ phóng xạ trong phương pháp này ở mức cho phép nên bệnh nhân cũng không cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khoẻ.Chọc mẫu sinh thiết: Mẫu tế bào được lấy trong cơ thể bệnh nhân và tiến hành xét nghiệm giúp bác sĩ biết được là u lành tính hay ác tính.Sinh thiết mở: Phương pháp này sẽ dùng dao mổ để mẫu mô từ khối u hình thành trong cơ thể bệnh nhân để tiến hành xét nghiệm.

7. Điều Trị Ung Thư Xương

Những phương pháp điều trị ung thư xương được áp dụng hiện nay sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chủ yếu là những phương pháp sau:

Phẫu thuật

Phương pháp được ưu tiên hàng đầu là phẫu thuật giúp loại bỏ tận gốc khối u, triệt căn. Khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương, phẫu thuật không chỉ loại bỏ khối u mà còn có những mô lành xung quanh vì bệnh có nguy cơ tái phát ở những vị trí gần vị trí ban đầu.

Đối với những vị trí không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì cắt cục chi là phương pháp tốt nhất được bác sĩ xem xét tiến hành.

Hoá trị

Đây là phương pháp điều trị nhằm giết chết tế bào ung thư đang ở giai đoạn phân chia. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này thường được áp dụng đồng thời với những phương pháp khác giúp quá trình điều trị ung thư xương có hiệu quả tăng cao.

*

Phương pháp điều trị ung thư xương hiện nay

Hoá trị còn có khả năng giúp khối u được thu nhỏ lại để hỗ trợ cho phương pháp phẫu thuật hoặc áp dụng trong trường hợp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp dùng những tia xạ năng lượng cao chiếu đến nhưng tế bào ung thư để làm tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Thời gian điều trị bằng xạ trị tương đối nhiều lần một tuần phải tiến hành khoảng 5 này và kéo dài trong khoảng 5 – 8 tuần.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư xương. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành tầm soát ung thư xươngvà điều trị sớm.

Bên cạnh đó, cần ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ bằng cách nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư và luôn giữ cho mình thói quen sống, chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại.

Xem thêm:

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *