1. Ung thư xoang là gì?

Ung thư xoang thuộc ung thư xoang mặt, do sự sinh trưởng bất thường của tế bào ở trong và xung quanh các ngóc ngách khoang mũi. Các khối u mũi và xoang là các khối u có thể lành tính hoặc ác tính, chiếm 60-70% là các xoang hàm trên, 20-30% trong khoang mũi và từ 10-15% trong các xoang sàng, ung thư trong các xoang bướm hoặc trán chỉ chiếm 5%.

Đang xem: Ung thư xoang sàng

*

Hình ảnh ung thư mũi xoang

2. Nguyên nhân gây ung thư xoang

Nguyên nhân dẫn đến phát sinh khối ung thư xoang có thể là do khói thuốc lá bao gồm việc hút thuốc và hít phải thụ động, làm việc sinh sống trong môi trường nhiều khí thải độc hại, bụi bẩn.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư xoang, bao gồm:

Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu: các chất độc trong khói thuốc lá không chỉ là yếu tố lớn nhất gây ung thư xoang mà còn là cả với ung thư đầu và cổ.

Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Tuổi tác: độ tuổi phổ biến nhất mắc ung thư xoang là 50 và 60.

U nhú ở người (HPV): một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm HPV có nguy cơ mắc bệnh ung thư xoang hơn những người bình thường.

Môi trường làm việc ô nhiễm: thường xuyên tiếp xúc với bụi từ da, gỗ hoặc vải dệt, hơi formaldehyde, dung môi, niken, crôm, cồn và radium.

3. Triệu chứng, dấu hiệu ung thư xoang

Triệu chứng ung thư xoang thường không điển hình do có sự liên hệ mật thiết giữa các cơ quan vùng đầu cổ. Một số dấu hiệu phổ biến để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư xoang.

– Ngạt, tắc mũi: ngạt mũi hoặc sung huyết mũi dai dẳng, thường được gọi là tắc nghẽn xoang.

Xem thêm:

Nhiễm trùng xoang mãn tính không đáp ứng với điều trị kháng sinh.- Đau vùng xoang, lên cơn đau đầu thường xuyên.- Sưng đau ở mặt, mắt hoặc tai.- Chảy nước dai dẳng.- Sưng phồng một bên mắt hoặc mất thị lực do nhãn cầu bị đẩy lùi ra ngoài.- Khứu giác bị suy giảm.- Đau hoặc tê răng, răng bị lung lay.- Xuất hiện khối u trên mặt, mũi hoặc bên trong miệng.- Chảy máu và nước mũi thường xuyên.- Khó khăn khi há miệng.- Khối u hoặc loét bên trong mũi không lành.- Ăn ngủ kém, sụt cân, mệt mỏi.- Xuất hiện bướu ở cổ.

Các kỹ thuật dùng để chẩn đoán ung thư xoang :

– Khám lâm sàng.- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): đánh giá cấu trúc xương của các xoang và nền sọ.0 Chụp cộng hưởng từ (MRI): xác định chi tiết mô mềm, mức độ xâm lấn màng cứng, mắt, não.- Sinh thiết khối u.

*

Đau vùng xoang, chảy máu và nước nhiều là dấu hiệu ung thư mũi xoang

4. Điều trị ung thư xoang

Có 3 phương pháp điều trị ung thư xoang: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị trong đó phẫu thuật là phương pháp chính cho hầu hết các khối u xoang.

Khối u nhỏ thường có thể được lấy bỏ bằng cách sử dụng phẫu thuật nội soi.

Khối u đã lan vào má, mắt, dây thần kinh hoặc cơ quan quan trọng bác sĩ sẽ kết hợp với tia xạ sau mổ.

Sau khi loại bỏ các khối u mũi xoang có thể gây biến dạng khuôn mặt gây khó khăn khi nói và nuốt, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giải quyết bằng những mô từ những nơi khác trong cơ thể.

Ung thư xoang thường ít gặp, hầu hết triệu chứng lại không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các bệnh mũi xoang thông thường. Khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ nên đến cơ sở y tế khám để phát hiện sớm được bệnh hiệu quả điều trị cao hơn.

Xem thêm:

*

Điều trị ung thư mũi xoang khối u nhỏ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi

5. Phòng bệnh ung thư xoang

Một số biện pháp giúp kiểm soát tốt bệnh ung thư xoang có thể áp dụng:

Loại bỏ thuốc lá ra khỏi cuộc sống, nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng.Mặc đồ bảo hộ khi làm nơi có nhiều chất độc hại.Tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, trái chứa chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe phòng chống các bệnh ung thư.Nếu mắc bệnh viêm nhiễm xoang cần đi khám và điều trị tránh dẫn đến ung thư xoang.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *