Căng Thẳng Stress Kéo Dài Có Thể Gây Ung ThưTrang chủ / Stress / Căng Thẳng Stress Kéo Dài Có Thể Gây Ung Thư

*

Stress là một trong các phản ứng tâm lý thường gặp của mỗi người. Nếu tình trạng này biểu hiện ở mức độ nhẹ thì có thể tạo thêm động lực giúp con người thích ứng tốt với cuộc sống. Tuy nhiên, căng thẳng stress kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và có thể gây ra căn bệnh ung thư quái ác. 

*

Căng thẳng stress kéo dài là yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh ung thơ

Mối quan hệ giữa căng thẳng stress và bệnh ung thư

Trong cuộc sống có rất nhiều điều khiến cho bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Bạn có thể cảm thấy stress khi phải đối diện với một kì thi quan trọng, lên kế hoạch cho một kì du lịch, áp lực từ khối lượng lớn công việc chưa thể giải quyết, lo lắng quá mức về sức khỏe của bản thân hoặc những người thân trong gia đình,…Nếu tình trạng căng thẳng ở mức độ thấp và kết thúc nhanh chóng thì không có gì đáng lo ngại, đôi lúc nó còn là yếu tố thúc đẩy những khả năng tiềm ẩn của con người.

Đang xem: Ung thư và stress

Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng stress kéo dài sẽ gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi stress xuất hiện liên tục trong nhiều tuần, nhiều tháng và không có điểm dừng thì sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như trầm cảm, tim mạch và đặc biệt nhất là ung thư.

Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã công nhận rằng, stress và ung thư là hai vấn đề sức khỏe có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Căng thẳng, stress kéo dài có thể gây ung thư và ngược lại những người bệnh ung thư có rất nhiều nguy cơ bị stress.

1. Căng thẳng stress kéo dài có thể gây ung thư

Stress sẽ được chia thành 2 loại là ngắn hạn và mãn tính. Stress ngắn hạn là những cảm xúc lo lắng, hồi hộp, bồn chồn trước khi chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng nào đó và dần mất đi nhanh chóng. Lúc này bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của bản thân. Còn đối với stress mãn tính thì nguy hiểm hơn, nó kéo dài liên tục và không xác định được điểm kết thúc cụ thể.

Các nhà khoa học cho biết rằng, căng thẳng kéo dài có thể giết chết những tế bào não, làm suy giảm trí nhớ và gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư. Giáo sư Anil K Sood là người đã dành nhiều năm để nghiên cứu về căn bệnh ung thư tại MD Anderson của Đại học Texas cũng đưa ra giải thích cho vấn đề này. Ông cho biết khi stress kéo dài sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, từ đó khiến cho người bệnh dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe như tiêu hóa, trầm cảm, tim mạch, ung thư,….

Khi cơ thể liên tục rơi vào trạng thái stress sẽ làm sản sinh thêm nhiều nội tiết tố có khả năng bất hoạt quá trình anoikis. Đây chính là quá trình ngăn ngừa và tiêu diệt sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết thêm, tình trạng stress mãn tính cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy quá trình sản xuất những yếu tố tăng trưởng khiến cho nguồn cấp máu tăng cao, từ đó các khối u ác tính cũng có cơ hội gia tăng tốc độ phát triển.

Bên cạnh đó, khi căng thẳng cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Loại hormone này nắm giữ chức năng chuyển hóa Carbohydrate và chất béo, hỗ trợ trong việc cung cấp lượng đường cần thiết cho các tế bào máu. Đây cũng chính là lý do vì sao những người bị stress có xu hướng thèm ăn và ăn nhiều đồ ngọt hơn so với bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh có xu hướng tăng cân đáng kể và gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Trong một nghiên cứu đã từng được công bố trên Tạp chí “Journal of Clinical Investigation” nhận thấy rằng, stress kéo dài có thể làm kích hoạt cơ chế thúc đẩy sự gia tăng và phát triển của các tế bào gây ung thư. Cụ thể các nhà khoa học đã tìm ra một loại hormone gây stress – epinephrine có khả năng tạo ra những phản ứng sinh hóa có lợi cho sự lây lan và phát triển nhanh chóng của những tế bào ung thư vú. Đây cũng chính là chứng minh khoa học đầu tiên đề cập đến những tác động của stress kéo dài đối với sự phát triển của các tế bào gốc gây ung thư.

*

Phụ nữ làm việc căng thẳng quá mức có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú lên đến 30%

Tiến sĩ Keith Kelley – một trong những người tham gia trực tiếp vào cuộc nghiên cứu từng có chia sẻ: “Bạn có thể tiêu diệt tất cả các tế bào bạn muốn trong một khối u, nhưng nếu các tế bào gốc hoặc tế bào mẹ không bị tiêu diệt thì khối u vẫn sẽ phát triển và di căn. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra mối liên kết của stress mạn tính với sự phát triển của tế bào gốc ung thư vú”.

Một số nhà khoa học Israel cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu và nhận thấy những phụ nữ trẻ tuổi từng gặp phải các biến cố trong đời sẽ có nhiều nguy cơ bị ung thư vú hơn so với bình thường. Kết luận này cũng đã được tạp chí y khoa “Ung thư BMW” công bố cụ thể.

Để có được kết quả này Tiến sĩ Ronit Peled thuộc trường Đại học Ben-Gurion cùng các công sự của bà đã tiến hành tìm hiểu sâu về những tác động của biến cố đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư. Họ đã tiến hành trên 255 phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 45 được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư và 367 phụ nữ khác cùng độ tuổi có sức khỏe bình thường.

Những đối tượng tham gia sẽ được hỏi về những trải nghiệm, sự kiện biến cố đã từng trải qua trong đời, cụ thể như ly hôn, mất người thân, phá sản, thất nghiệp,…Sau đó những người này sẽ được phát cho bộ câu hỏi về 15 vấn đề nhằm xác định cụ thể về mức độ hạnh phúc, căng thẳng của họ.

Kết quả nhận thấy rằng những người phụ nữ đã từ trải nghiệm trên 2 biến cố nặng nề sẽ có 62% nguy cơ phát triển ung thư vú. Ngược lại, những người có lối sống lạc quan, yêu đời, ít gặp phải sự kiện đau buồn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn, khoảng 25%. Qua nghiên cứu này có thể thấy rằng những người phụ nữ từng chịu nhiều sự mất mát lớn khi còn trẻ nên được quan tâm nhiều hơn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác.

2. Stress đẩy nhanh tốc độ di căn ung thư

Ngoài nguy cơ gây nên căn bệnh ung thư thì stress kéo dài còn có thể thúc đẩy nhanh tốc độ di căn của căn bệnh quái ác này. Qua một thực nghiệm được tiến hành trên chuột, các nhà nghiên cứu tại Úc đã nhận thấy tình trạng stress mãn tính có khả năng tạo ra một số biến đổi sinh lý, khiến cho các tế bào ung thư di căn với tốc độ rất nhanh đến những cơ quan khác trên cơ thể.

Xem thêm: “ A Friend In Need Is A Friend Indeed Là Gì, A Friend In Need Is A Friend Indeed Nghĩa Là Gì

Cụ thế, các chuyên gia đã tìm ra Adrenalin – một chất dẫn truyền thần kinh được sản sinh bởi stress. Loại chất này có thể làm gia tăng kích thước và số lượng của những mạch bạch huyết bên trong và xung quanh khối u. Chúng làm gia tăng tỉ lệ của dòng chảy qua hệ thống của mạch bạch huyết và thúc đẩy các tế bào gây ung thư đi khắp cả cơ thể.

Một số nhà nghiên cứu của Mỹ cũng đã chứng minh và khẳng định về việc stress có thể làm phát tán các tế bào gây ung thư theo nhiều cách khác nhau. Khi căng thẳng kéo dài liên tục và không được kiểm soát tốt sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất các yếu tố tăng trưởng khiến cho nguồn cấp máu gia tăng đáng kể, từ đó tốc độ phát triển các khối u ác tính cũng tăng nhanh đột ngột.

3. Người bệnh ung thư có nguy cơ bị stress cao

Bệnh ung thư và tình trạng stress kéo dài có mối quan hệ qua lại với nhau. Căng thẳng có thể dẫn đến ung thư và ngược lại những người bệnh ung thư cũng có nhiều khả năng bị stress, mệt mỏi, lo lắng quá mức. Thông thường, khi được chẩn đoán mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo này thì hầu hết người bệnh đều bị cuốn vào những cảm xúc hoang mang, tiêu cực và bi quan.

Bên cạnh đó, quá trình điều trị ung thư vô cùng khó khăn và gian nan, người bệnh phải trải qua rất nhiều giai đoạn hóa trị, xạ trị và hàng loạt các ca phẫu thuật khác nhau. Điều này khiến cho bệnh nhân bị suy kiệt về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nhiều trường hợp không còn đủ nghị lực để cố gắng và dần cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, đau khổ, căng thẳng.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, stress ở người bệnh ung thư còn là yếu tố cản trở và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh. Tâm lý không ổn định có thể làm cho người bệnh không thể theo đúng liệu trình điều trị ung thư và gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Do đó, việc sớm phát hiện và kiểm soát tốt tình trạng stress kéo dài cũng là một phần quan trọng đối với quá trình chữa trị ung thư.

Cách giảm stress khi bị bệnh ung thư

Những áp lực, thay đổi nhỏ trong cuộc sống đôi khi cũng là yếu tố khiến bạn trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Đặc biệt là những người mắc bệnh ung thư càng phải chú ý nhiều hơn đối với sức khỏe tinh thần của mình. Việc xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng chống tốt tình trạng căng thẳng, stress kéo dài và có thêm động lực để chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo.

*

Người bệnh ung thư nên duy trì tập luyện thể dục phù hợp để giảm stress nhanh chóng

Một số cách giảm stress mà người bệnh ung thư nên áp dụng như:

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý: Hãy lên kế hoạch cụ thể cho lịch trình cả ngày của bạn. Sắp xếp các công việc phải thực hiện để tránh việc ôm đồm quá nhiều thứ cùng lúc. Mỗi người nên tự thiết lập cho mình một thời gian biểu trong ngày hoặc tuần để tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do khối lượng công việc quá nhiều.Thường xuyên tập luyện thể dục: Tùy vào sức khỏe của mỗi người mà bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp và tập luyện với cường độ vừa phải. Mỗi ngày chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút và duy trì 6 ngày/ tuần cũng sẽ giúp cho sức khỏe thể chất được gia tăng, giảm bớt các triệu chứng của stress. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các không gian thoáng mát, môi trường thiên nhiên để sức khỏe được cải thiện tốt hơn.Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể của con người. Đặc biệt là những người bệnh ung thư cần phải chú ý bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để duy trì năng lượng tích cực, phòng tránh và kiểm soát stress hiệu quả.Đảm bảo giấc ngủ: Những đối tượng bệnh nên chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của mình và duy trì thói quen ngủ tối thiểu 7 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi tốt nguồn năng lượng tích cực để xua tan các mệt mỏi và căng thẳng.Dành thời gian để thư giãn: Cách để giảm stress hiệu quả cho người bệnh ung thư đó chính là dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi. Những lúc rảnh rỗi bạn có thể thực hiện một số hoạt động yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, chăm sóc cây cảnh,…để tinh thần được thoải mái hơn.Nhờ đến sự giúp đỡ về tài chính: Nếu sự căng thẳng của bạn đến từ chi phí khi điều trị ung thư thì bạn nên tham khảo và tìm hiểu về những chế độ bảo hiểm để có phương pháp xử lý vấn đề tài chính tốt hơn, từ đó giảm bớt các lo lắng, muộn phiền.Chia sẻ với người thân: Việc tâm sự và nói về những lo lắng, khó khăn của bản thân cũng giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Hãy cố gắng giao tiếp nhiều hơn với những người xung quanh để tinh thần được dễ chịu và xua tan bớt các suy nghĩ tiêu cực.

Xem thêm: Thuật Toán Dijkstra Tìm Đường Đi Ngắn Nhất Php, Tìm Đường Đi Ngắn Nhất On Codeto Schedule Yii 2

Căng thẳng, stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ gây ra bệnh ung thư và rất nhiều các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, bạn cần phải giữ cho mình một tinh thần lạc quan, xây dựng lối sống lành mạnh để có được một cuộc sống thoải mái, phòng tránh tốt các nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *