SKĐS – Ung thư miệng dễ chẩn đoán và phát hiện sớm nhưng những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường bị bỏ qua, chỉ đến khi bệnh nặng người bệnh mới đi khám, lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn, điều trị kém hiệu quả.

Đang xem: Ung thư miệng giai đoạn cuối


Ung thư miệng là loại ung thư đứng thứ 6 ở đàn ông và thứ 14 phụ nữ với hơn 30.000 trường hợp được chẩn đoán mới mỗi năm. Đây không phải là loại ung thư phổ biến thường gặp nên những thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh này không có nhiều trên các phương tiện truyền thông. Ung thư miệng thường ảnh hưởng nặng tới cuộc sống bình thường của con người, từ ăn uống đến nói năng, giao tiếp….Rất ít trường hợp được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi người bệnh hay nhầm lẫn là mắc nhiệt miệng hoặc loét miệng.

*

Theo thống kê của các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 75% các trường hợp ung thư miệng có liên quan đến hút thuốc kể cả hút thuốc bị động (người bệnh không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc). Hầu hết người dân thường khám bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó tổn thương ở miệng có thể lây lan, dẫn đến những cơn đau kéo dài, mất các chức năng của miệng như ăn uống, nói cười… , trường hợp nặng có thể bác sĩ không kịp can thiệp bằng phẫu thuật, hoặc làm biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật loại bỏ khối u, thậm chí dẫn đến tử vong. Trường hợp ung thư miệng đã di căn đến các vị trí khác, xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ và những nơi khác, tiên lượng điều trị sẽ rất kém, chi phí điều trị cao.

*

Khi được phát hiện sớm, ung thư miệng có một tỷ lệ sống khá cao. Nhiều người do không quan tâm đầy đủ việc chăm sóc răng miệng dễ bỏ qua các triệu chứng ban đầu của bệnh dẫn đến chậm trễ trong phát hiện và chẩn đoán bệnh.
Không giống như một số bệnh ung thư khác, ung thư miệng có rất nhiều các yếu tố nguy cơ trong đó điển hình nhất là thuốc lá và rượu, ngoài ra còn rất nhiều yếu tố nguy cơ khác cũng gây bệnh ung thư miệng. Cụ thể là
Sử dụng thuốc lá: Được coi là yếu tố chính gây bệnh ung thư miệng, nếu không muốn mắc bệnh này hãy từ bỏ thuốc lá.
Uống quá nhiều rượu: Theo thống kê, có khoảng 75 đến 80 % số người bị ung thư miệng uống rượu. Trong số đó, nhiều người vừa nghiện thuốc lá vừa nghiện rượu, nên rủi ro mắc bệnh càng tăng cao.
Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ở những thời điểm có tia UV cao làm tăng nguy cơ ung thư môi. Ở những người da càng sáng, càng dễ bị tổn thương ADN trong tế bào – là nguyên nhân gây ung thư. Để bảo vệ da, kể cả ở vùng khoang miệng, cần đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng.

Xem thêm:

*

 
 Tuổi tác và giới tính: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng, người ta đã thống kê có tới hơn 90 % các trường hợp ung thư miệng ở những người từ 45 trở lên, độ tuổi trung bình mắc bệnh là khoảng 60. Cách đây 40 năm, cứ 5 nam giới mắc ung thư miệng mới có 1 phụ nữ bị bệnh, nhưng hiện nay, tỷ lệ này chỉ là 2: 1. Điều này có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở phụ nữ.
 Các vị trí thường gặp nhất ở ung thư miệng là lưỡi, sàn miệng, vòm miệng, các mô mềm ở phía sau của lưỡi, môi, và nướu răng. Các chuyên gia y khoa khuyên người bệnh nên kiểm tra định kỳ răng miệng mỗi năm bởi những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư miệng dễ dàng phát hiện ngay cả bởi một nha sĩ.
 Loét miệng kéo dài: Nếu bạn có một vết loét miệng, có đau, chảy máu trong miệng hay trên môi, nhiều người thường nhầm tưởng là nhiệt miệng, loét miệng. Nếu vết loét miệng không lành sau từ 2-3 tuần, nên được đi khám và đánh giá bởi một bác sĩ chuyên khoa.
 

*

 Xuất hiện mảng đổi màu trong miệng: Có thể là màu đỏ, trắng hay đen xuất hiện trong khoang miệng, bạn cần đi khám ngay. Thường những mảng đổi màu ở lưỡi, môi, nướu răng, hoặc thành đám dày trong miệng đều cần nghĩ tới bệnh ung thư.
 U cục: Đối với nhiều trường hợp, người bệnh không bị đổi màu trong khoang miệng mà xuất hiện các loại u cục. Các loại khối u cục, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường hoặc sờ tay. Với bất kỳ khối bất thường nào trên cơ thể kể cả trong khoang miệng hay ngoài môi bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
 Khó nuốt: Đau là dấu hiệu cảnh báo cảm giác rất quan trọng, khi bạn bị đau trong cổ họng, miệng hoặc đau khi di chuyển lưỡi là những dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng. Cộng thêm triệu chứng khó nuốt, vướng, khó nhai hay nói, khản tiếng bất thường, sụt cân, mệt mỏi…. người bệnh cần tìm đến bác sĩ ngay.

Xem thêm: How To Get Current Time In Milliseconds In Php Microtime() Function

 Mặc dù những triệu chứng của ung thư miệng dễ chẩn đoán, nhưng người bệnh thường rất dễ bỏ qua hoặc cho là mình mắc bệnh khác. Cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này để không phải hối tiếc vì đến bệnh viện lúc đã quá muộn.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *