Ung thư hạch bạch huyết (hay còn gọi là u hạch/ u lympho/ lymphoma) là một loại ung thư với tỉ lệ mắc cao. U hạch có nhiều dạng bệnh khác nhau, biểu hiện ở nhiều cơ quan. Đồng thời, bệnh có khả năng phát hiện sớm thấp, dễ nhầm lẫn với các loại ung thư khác vì triệu chứng mơ hồ.
Ung thư hạch rất nguy hiểm vì chúng tàn phá hệ miễn dịch cũng như có khả năng di căn đến bất kỳ cơ quan, vị trí nào khác trên cơ thể một cách nhanh chóng. Để không bỏ lỡ thời điểm “vàng” để chẩn đoán và điều trị, hãy cập nhật các dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết ngay hôm nay!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân của ung thư hạch bạch huyết
Ung thư là kết quả của sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Tuổi thọ trung bình của một tế bào là có hạn, và sau đó tế bào sẽ chết. Tuy nhiên, ở những người bị ung thư hạch, tế bào lympho phát triển mạnh và tràn lan thay vì chết.
Đang xem: Ung thư bạch huyết
Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư hạch bạch huyết, nhưng một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến những bệnh ung thư này.
Ai dễ bị ung thư hạch bạch huyết hơn
Hầu hết các trường hợp ung thư hạch được chẩn đoán không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, một số người được coi là đối tượng có nguy cơ cao hơn.
1. Các yếu tố nguy cơ ung thư hạch không Hodgkin
Các yếu tố nguy cơ của ung thư hạch không Hodgkin (NHL) bao gồm:
Suy giảm miễn dịch.
Điều này có thể là do hệ thống miễn dịch bị suy yếu trước vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc AIDs. Trường hợp khác có thể dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng.
Bệnh tự miễn
Những người mắc một số bệnh tự miễn. Chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac, có nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết cao hơn.
Tuổi tác
Ung thư hạch bạch huyết thường tập trung ở những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, một số loại phổ biến hơn ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
Giới tính
Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển một số loại ung thư hạch cụ thể và nam giới có nhiều khả năng phát triển các loại khác.
Dân tộc
Người Mỹ da trắng ở Hoa Kỳ có nhiều khả năng phát triển một số loại ung thư hạch hơn người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á.
Sự nhiễm trùng
Những người đã từng bị nhiễm trùng. Các nhiễm trùng như bệnh tế bào T bạch cầu ở người / vi-rút bạch huyết (HTLV-1); Helicobacter pylori; viêm gan C hoặc vi-rút Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc u hạch.
Tiếp xúc với hóa chất và bức xạ
Những người tiếp xúc với hóa chất trong thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc diệt cỏ cũng có nguy cơ gia tăng nguy cơ u hạch. Bức xạ hạt nhân cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển u hạch không Hodgkin.
Kích thước cơ thể
Béo phì được cho là có liên quan đến ung thư hạch bạch huyết, nhưng cần được nghiên cứu thêm.
2. Các yếu tố nguy cơ ung thư hạch Hodgkin
Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư hạch Hodgkin bao gồm:
Tuổi tác
Nhiều trường hợp được chẩn đoán tập trung ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 30 và ở những người trên 55 tuổi.
Xem thêm: Chữa Bệnh Gout Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Chữa Gout Bằng Thuốc Nam
Giới tính
Nam giới có nhiều khả năng phát triển loại ung thư hạch này hơn phụ nữ.
Lịch sử gia đình
Nếu anh chị em được chẩn đoán mắc loại ung thư này, nguy cơ phát triển ung thư của bạn cũng cao hơn.
Tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng
Nhiễm EBV có thể gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Nhiễm trùng này có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch.
Sự sung túc
Những người xuất thân từ hoàn cảnh kinh tế xã hội cao hơn có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn.
Suy giảm miễn dịch
Những người nhiễm HIV có nguy cơ phát triển ung thư hạch cao hơn.
Các giai đoạn của ung thư hạch bạch huyết
Cả quá trình phát triển ung thu hạch không Hodgkin và ung thư hạch Hodgkin đều có thể được phân loại thành bốn giai đoạn. Giai đoạn của ung thư hạch được xác định bởi vị trí của khối u và mức độ di căn của nó.
Hạch sưng to và thiếu máu
2. Suy giảm chức năng miễn dịch
Đây là diễn tiến phổ biến ở những người có bệnh ung thư hạch, đặc biệt là những người ở giai đoạn cuối. Bệnh càng tiến triển khi khả năng miễn dịch của cơ thể càng giảm sút.
Bệnh nhân có thể thường xuyên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng tại hệ thống thần kinh trung ương. Viêm màng não hoặc u nang não có thể xảy ra. Những bệnh này rất có hại cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bệnh ung thư hạch bạch huyết thường đi kèm với xuất huyết não ở phân nửa số bệnh nhân.
3. Sưng hạch bạch huyết
Nghiên cứu thống kê trên lâm sàng cho thấy, nhiều bệnh nhân bị ung thư hạch ở giai đoạn sớm không hề cảm thấy đau. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng hơn thì triệu chứng này mới dần dần xuất hiện.Các hạch bạch huyết sẽ dần dần sưng to, từ giai đoạn có kích thước bằng đậu nành nhỏ rồi phát triển lớn hơn như kích thước của quả táo tàu.
Độ cứng của hạch bạch huyết này thường có mức độ trung bình, rất cứng và đồng nhất. Những hạch này thường không bám dính vào da. Đến giai đoạn giữa và giai đoạn tiến triển, chúng có thể tách rời hoàn toàn với da và có thể chuyển động được dưới vùng da khi ta chạm vào.
Đến giai đoạn cuối, u hạch sẽ có thể phát triển đến mức rất to, kết dính lại với nhau thành 1 khối to. Một số trường hợp có thể có khối u với đường kính lên tới 20 cm và hơn thế nữa.
Nhiều triệu chứng của ung thư hạch giai đoạn đầu là không đặc hiệu. Điều đó khiến chúng dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh lí khác. Nếu cơ thể bạn có những biểu hiện như đau trong xương; ho; mệt mỏi; lách to; sốt; đổ mồ hôi về đêm; đau khi sử dụng rượu; phát ban; khó thở; ngứa; đau bụng; sụt cân không giải thích được… Đó có thể là các dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn, loại trừ hoặc điều trị kịp thời, bạn nhé!
Trang tin y tế darkedeneurope.com chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.