Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục đa phần là do sự phát triển thần kinh nhanh chóng trong vài tháng đầu đời. Nếu bố mẹ nghĩ rằng chuyển động của bé bất thường – chẳng hạn như co giật mạnh – hãy đưa bé đến khám bác sĩ.

Đang xem: Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục

Hãy đọc bài viết này của darkedeneurope.com Việt Nam để biết:

Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có sao không?Quá trình phát triển sự vận động của bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có sao không?

Có lẽ bé hoàn toàn bình thường và không có vấn đề gì. Nếu bé không thoải mái, bé sẽ quấy khóc. Trẻ sơ sinh thường thích di chuyển xung quanh. Những chuyển động này thường không có mục đích gì.

Bạn có thể chưa biết:

Trẻ sơ sinh hay giật mình – phải làm sao để giảm bớt tình trạng khó chịu này cho bé?

Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn – Cách chăm sóc để con nhanh khỏi!

Bé sẽ chỉ vẫy tay và đạp chân. Phần lớn chuyển động này là do sự phát triển thần kinh nhanh chóng trong vài tháng đầu đời.

Nếu trẻ sơ sinh khóc đạp chân tay liên tục, bố mẹ có thể thử quấn bé. Nhiều bé sơ sinh cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi được quấn. Vì bé sẽ được ôm chặt chẽ như khi còn trọng bụng mẹ.

Nếu bố mẹ nghĩ rằng chuyển động của bé bất thường – chẳng hạn như co giật mạnh – hãy đưa bé đến khám bác sĩ. Trong một số ít trường hợp, sự vận động tay chân quá mức có thể do co giật hoặc những vấn đề thần kinh khác.

*

Bé hay đạp chân xuống giường

Nếu bé đang có tâm trạng vui vẻ thì hành động đạp chân có thể là dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể cho thấy trẻ muốn chơi đùa. Ngược lại, nếu con vừa quấy khóc vừa đạp chân thì có thể là trẻ đang không thoải mái, có thể con đang bị đầy bụng, chỗ nằm chật chội, bỉm bẩn… Do đó, bố mẹ nên kiểm tra xem đâu là nguyên nhân nhé.

Đôi khi trẻ đạp chân đơn giản chỉ vì… thích thì đạp thôi!

Tại sao trẻ sơ sinh hay ngọ nguậy?

Trẻ cần cả một quá trình thích ứng để thành thục chức năng tiêu hóa sau khi chào đời. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tháng tuổi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và bú mạnh mẽ nên dạ dày con sẽ chịu áp lực không nhỏ. Tình trạng này khiến trẻ thường có hiện tượng “sôi bụng”, con có thể sẽ hơi co giật tay chân và cả cơ thể khi ngủ.

Quá trình phát triển sự vận động của bé sơ sinh

Hiểu về quá trình phát triển này, bố mẹ sẽ không thấy quá lo lắng khi bé có những thay đổi đột ngột.

Trong 6 tuần đầu tiên

Em bé đang dần kiểm soát được cơ bắp của mình. Trong 6 tuần này, bé sẽ cần được hỗ trợ để nâng đầu lên. Vậy nên hãy cẩn thận không để đầu bé lắc lư. Em bé có thể di chuyển tay và chân để thể hiện sự quan tâm của mình đối với hành động xung quanh.

Em bé có thể có những cử động giật đột ngột. Vì vậy khi bạn đang bế bé, hãy cẩn thận để đỡ bé thật tốt. Khi thức dậy, hãy cho bé “thời gian nằm sấp” để bé học cách ngẩng đầu lên và nhìn xung quanh.

Từ 1,5 tháng đến 3 tháng 

Các cơ ở cổ bé đang dần khỏe hơn để bé có thể tự nâng đầu. Nhưng bố mẹ vẫn cần hỗ trợ bé. Khi để bé nằm sấp, bé sẽ học cách nâng đầu lên.

Xem thêm: How To Delete An Object In Php, Should I Delete Objects Immediately After Use? ?

Ngoài ra, em bé đang học cách kiểm soát cơ tay và chân bằng cách nắm, đá đồ chơi và người khác.

*

Từ 3 đến 6 tháng 

Trong giai đoạn này, bé học cách tự kiểm soát đầu của mình. Khi bố mẹ để bé nằm sấp, bé sẽ học cách chống tay lên để nhìn xung quanh.

Bé có thể bắt đầu học cách lật trong những tháng này. Vì thế hãy luôn để bé ở nơi an toàn, bằng phẳng. Nếu để gối xung quanh, bé sẽ thích được ngồi thẳng dậy. Tuy thế bé sẽ không thể ngồi nếu không có gì xung quanh để dựa vào.

Bạn có thể chưa biết:

Tại sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ? Bé hay cười khi ngủ có làm sao không?

Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh

Từ 6 đến 9 tháng 

Bé đang học cách để tự ngồi mà không cần vật hỗ trợ. Bé đã sẵn sàng để bò. Em bé sẽ đẩy chân hoặc dùng khuỷu tay, cẳng tay để di chuyển.

Nhiều em bé rất thích đứng dậy khi bố mẹ đỡ. Có thể bé đang tập lật ngược trở lại khi đang nằm sấp.

*

Từ 9 đến 12 tháng 

Đến lúc này, trẻ đã có thể bò. Bố mẹ hãy tạo khu vực an toàn, sạch sẽ trên sàn nhà để bé tập bò. Bé cũng sẽ kéo mình lên khỏi sàn nhà để đứng dựa vào ghế, bàn. Sau đó, bé sẽ di chuyển bám vào các đồ nội thất.

Em bé cũng đang chuẩn bị tự mình bước những bước đi đầu tiên. Bố mẹ cần bỏ đi những đồ nội thất có cạnh sắc. Bé có thể sẽ ngã rất nhiều và gặp nguy hiểm khi va chạm với đồ vật sắc nhọn.

Từ 1 đến 2 tuổi 

Bé sẽ dùng rất nhiều năng lượng để học cách đi. Giày mềm hay chân không là cách tốt nhất để tập đi. Không nên cho trẻ đi những đôi giày cứng đến nỗi chân trẻ không thể uốn cong hay di chuyển dễ dàng.

Nếu có cầu thang trong nhà, bé sẽ cố gắng đi lên với sự giúp đỡ của bố mẹ. Đừng bao giờ để bé leo cầu thang một mình. Bố mẹ phải luôn giám sát khi bé lại gần cầu thang. Ngoài ra, bố mẹ cần sử dụng cổng để chắn cầu thang, khóa các cửa trong nhà để đảm bảo an toàn cho bé.

Xem thêm: Setting A Cookie With Php Setcookie() Function, Cookies In Php

Vậy trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có sao không? Câu trả lời là không, trẻ chỉ đơn giản là năng động hơn những bé khác. Nhưng nếu bé đạp chân tay và quấy khóc, bố mẹ có thể học cách quấn chặt bé để bé thấy thoải mái và an toàn hơn.

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng darkedeneurope.com trên IOS hay Android ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *