Bệnh phụ khoa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng sống của chị em. Không ít bệnh phụ khoa đặc biệt nguy hiểm nhưng dấu hiệu lại mờ nhạt. Vậy làm sao để nhận biết các triệu chứng này? Cùng tìm hiểu top 12 dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết nhất ở phụ nữ nhé!

Tổng quan về bệnh phụ khoa

Phần lớn phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Vì tâm lý ngại chia sẻ hoặc tự chịu đựng hoặc tự mua thuốc bằng cách tự tìm hiểu mà không qua thăm khám với bác sĩ, không ít chị em phải đối diện với tình trạng sống chung với bệnh, các triệu chứng dai dẳng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Đang xem: Tìm hiểu bệnh phụ nữ

Bệnh phụ khoa được hiểu là cách nói chung của các bệnh có liên quan đến cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm: Âm hộ gồm các bộ phận như môi lớn, môi bé, vùng tiền đình… có thể quan sát ở bên ngoài, vùng âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ như buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng,… các bộ phận này có thể quan sát qua khám mỏ vịt, qua hình ảnh học.

Bệnh phụ khoa gây ra những khó chịu ở vùng kín, bất tiện trong sinh hoạt đặc biệt khiến không ít chị em cảm giác thiếu tự tin khi gần gũi chồng trong chuyện chăn gối. Vì vậy nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh phụ khoa giúp chị em chủ động thăm khám, tránh để bệnh diễn tiến nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau. (1)

Top 12 dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết

Bệnh phụ khoa là các bệnh lý phổ biến và có thể nhận biết qua những dấu hiệu như xuất hiện khí hư, xuất huyết âm đạo bất thường, đau, ngứa vùng kín… để nhận biết các biểu hiện của bệnh phụ khoa, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau đây: (2)

1. Xuất huyết tử cung bất thường (chảy máu âm đạo)

Xuất huyết tử cung bất thường (Thuật ngữ tiếng anh là Abnormal Uterine Bleeding – AUB), tình trạng này xảy ra ở người phụ nữ khi máu chảy từ tử cung một cách bất thường, không giống với các đặc điểm của một chu kỳ kinh nguyệt.

Một số triệu chứng để chị em có thể nhận biết tình trạng này như xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh có thể ra nhiều hơn, kéo dài nhiều ngày, thậm chị ra không đúng như chu kỳ kinh bình thường, có chảy máu khi quan hệ và rối loạn tiểu tiện, vùng hạ vị đau tức…

2. Ra khí hư bất thường

Khí hư hay huyết trắng là dịch tiết ở vùng âm đạo của nữ giới, khi hư không chỉ đóng vai trò giữ ẩm vùng kín, tăng khả năng giữ thai… mà còn cho chị em biết sức khỏe vùng kín có gặp các vấn đề nghiêm trọng hay không.

Khí hư bình thường có màu trắng có đôi lúc ngả vàng nhưng không gây ngứa và không có mùi. Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau của chu kỳ mà khí hư bình thường cũng có sự thay đổi, điều này như một tín hiệu để báo trước sự xuất hiện chu kỳ hành kinh mới. Khí hư bất thường khi lượng khí hư ra nhiều hơn, từ màu trắng như trứng gà có thể chuyển qua vón cục và có lẫn bọt, màu có thể chuyển qua vàng hoặc xanh và có mùi hôi, chua rất khó chịu.

3. Ngứa, rát hoặc sưng đỏ vùng âm hộ

Đau rát và ngứa vùng âm hộ gây cảm giác châm chích khó chịu, ngứa ở toàn bộ vùng âm hộ nhưng phần lớn chị em lại bỏ qua và nghĩ bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên đây là những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, nhiễm nấm, mụn rộp sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà.

4. Đau trong và sau quan hệ

Đau rát, thậm chí sưng vùng kín sau quan hệ tình dục là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, viêm nhiễm vùng kín hoặc các vấn đề thể chất và tâm lý. Do tâm lý e ngại nên nhiều chị em thường có khuynh hướng chịu đựng, trì hoãn thăm khám, khiến tình trạng đau rát hoặc viêm nhiễm ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị.

Theo Bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo, có nhiều nguyên nhân đau vùng kín sau khi quan hệ ví dụ chị em có một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, rối loạn chức năng sàn chậu, bệnh viêm vùng chậu, sa tử cung, viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, khối u tuyến, trĩ và u nang buồng trứng…

5. Ngực có chấm đỏ hoặc phát ban

Nếu bạn phát hiện ngực của mình bị nổi những nốt đỏ hoặc ban đỏ nhưng không phải lý do đến từ dị ứng hay vết thương do côn trùng và vết đỏ xuất hiện với tình trạng dày đặc hơn thì bạn có nguy cơ bị chứng chàm bội nhiễm thậm chí là ung thư vú.

6. Đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu

Buồn nôn, chướng bụng hay ăn không tiêu có thể xuất phát từ việc ăn uống thiếu khoa học, ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư buồng trứng. Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Thảo, nếu các triệu chứng chướng bụng, bụng phình to kéo dài trên 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám để được các bác sĩ tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Hở Van Dạ Dày, Hở Van Dạ Dày Là Gì

7. Đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng chậu

Những cơn đau lưng và đau phần bụng dưới âm ỉ có thể xuất hiện khi chị em đến ngày đèn đỏ, các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần tuy nhiên nếu cơn đau hành hạ lâu hơn, có thể cảnh báo một số bệnh phụ khoa mà chị em nên cẩn trọng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng…

8. Đi tiểu nhiều lần, són tiểu

Đây cũng là một biểu hiện không nên bỏ qua của các bệnh ung thư phụ khoa. Vì khi các khối u phát triển nó sẽ chèn ép vùng bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn.

9. Táo bón

Táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa; tuy nhiên, ở một số trường hợp với đây có thể cảnh báo các rối loạn về sàn chậu ở phụ nữ như sa tử cung, sa âm đạo.

*

10. Kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt hay chu kỳ kinh không đều biểu hiện cho việc phóng noãn và rụng trứng của cơ thể có vấn đề. Mỗi tháng chị em đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường với một chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ kéo dài từ 28-32 ngày, thời gian được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (nghĩa là vào tháng tiếp theo).

Ngày hành kinh được tính là ngày ra huyết âm đạo, thường sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy người. Với chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn chu kỳ bình thường, nhiều trường hợp rong kinh, thưa kinh khoảng 2-3 tháng có khi lâu hơn mới có kinh nguyệt hoặc thậm chí vô kinh. Đây là biểu hiện của việc cơ thể có thiếu hụt nội tiết tố, mắc các bệnh như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy giảm dự trữ buồng trứng…

11. Đau bụng kinh liên tục

Đau bụng kinh hay thống kinh là cơn đau bụng rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, một cơn đau dữ dội hay có thêm các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu của những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Có 2 dạng thống kinh là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.. Với thống kinh nguyên phát phụ nữ có những cơn đau trằn bụng dưới, đau dữ dội, co rút, tuy nhiên thăm khám không phát hiện các nguyên nhân cụ thể nào.

Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây thống kinh như phụ nữ có lạc nội mạc tử cung, có polyp tử cung, viêm hoặc có u xơ tử cung, tử cung dị dạng như có chít hẹp, dính, có u buồng trứng, lạc vòng tránh thai thậm chí là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, cơ chế đau trong thống kinh thứ phát tùy theo từng bệnh lý khác nhau của người phụ nữ.

*

12. Dịch âm đạo có mùi hôi

Huyết trắng sinh lý thường không có mùi, nếu khi thấy dịch âm đạo nhiều, màu vàng, xanh, nâu, kèm mùi hôi thì đó là biểu hiện của sự bất thường, có thể liên quan đến bệnh phụ khoa. Đáng lo hơn là tình trạng dịch âm đạo màu nâu hay hồng, có lẫn máu xuất hiện thường xuyên, rất có thể bạn đang mắc ung thư phụ khoa.

Xem thêm: Trái Cây Cho Trẻ 6 Tháng Ăn Được Trái Cây Gì, Cho Trẻ TậP ăN DặM Ra Sao

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện có chuyên sản phụ khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Tùy dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm các chẩn đoán cần thiết như siêu âm, xét nghiệm dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung. (3)

Tránh trường hợp chị em vì e ngại mà tự ý điều trị dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Với những bệnh liên quan đến vùng kín chị em cần lưu ý vệ sinh đúng cách, không thụt rửa vào sâu trong âm đạo, không tự ý dùng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH cao; đồng thời nên chọn đồ lót thoải mái, tránh mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt và thay đồ lót thường xuyên.

Bên cạnh đó, phụ nữ đã có gia đình nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần, nhằm:

Phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm, nâng cao tiên lượng điều trị; Yêu thương bản thân hơn với một sức khỏe tốt, được chăm sóc đúng cách và duy trì khả năng sinh sản.

*

Phương pháp chẩn đoán bệnh phụ khoa

Không ít chị em quan tâm đến khám phụ khoa thắc mắc không biết “khám phụ khoa là làm những gì, quy trình khám như thế nào”. Và chị em hãy yên tâm vì những thủ tục khám cũng như quy trình đều rất đơn giản, không mất nhiều thời gian bao gồm các bước như: (4)

Hỏi bệnh sử trước đó của người bệnh; Thăm khám ở bên ngoài; Thăm khám âm đạo; Thăm khám trong tử cung với các thiết bị hỗ trợ; Lấy dịch âm đạo xét nghiệm; Lấy máu, nước tiểu làm xét nghiệm (Tùy trường hợp sẽ có các chỉ định khác nhau) Xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *