Tuần thứ 12 của thai kỳ cũng là thời điểm cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất, đây được xem là giai đoạn thai nhi chính thức chuyển từ phôi thai sang một cơ thể hoàn chỉnh. Lúc này, thai nhi sẽ có những cử động trên khuôn mặt như cau mày, nheo mắt và có những động tác nhảy bất ngờ nhưng mẹ chưa thể nhận thức được.
Đang xem: Thai 12 tuần đã máy chưa
Thai 12 tuần đã máy chưa là thắc mắc của nhiều mẹ mang thai lần đầu. Thực tế thai 12 tuần đã cử động rồi, nhưng là những cử động rất nhỏ, nếu không để ý kĩ mẹ sẽ không nhận ra. Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng nhé!
Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổiThai 12 tuần tuổi đã máy chưa?Những thay đổi lớn khi mẹ bước sang tuần 12 của thai kỳMẹ bầu nên lưu ý gì khi mang thai 12 tuần tuổi?
Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 12 tuần: Sau khi đã trải qua 12 tuần bên trong bụng mẹ, thai nhi đã có chiều dài khoảng 5 đến 6cm và cân nặng từ 13 – 15 gram. Tại thời điểm này thai nhi đã hình thành bộ khung xương cơ bản của các bộ phận để hoàn thành đầy đủ tứ chi. Thêm vào đó, những tế bào và các khớp nối thần kinh cũng trở nên vững chãi hơn và sẵn sàng cho sự phát triển sắp tới.
Thai 12 tuần đã dài 5-6cm (Nguồn ảnh: Vinmec)
Ngoài ra ở tuần thứ 12, các ngón tay và ngón chân của thai nhi đã được tách rời ra để có thể tự do cử động, co duỗi linh hoạt. Vì vậy mẹ bầu có thể gõ thật nhẹ nhàng vào thành bụng để bé cảm nhận và sẽ có những phản ứng đáp lại hành động của mẹ.
Thai nhi 8 tuần tuổi đã máy chưa? Mẹ nên chú ý gì ở tuần thai này?
Thai 12 tuần tuổi đã máy chưa?
Thai máy ở tuần thứ mấy? Tuần thứ 12 của thai kỳ cũng là thời điểm cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất, đây được xem là giai đoạn thai nhi chính thức chuyển từ phôi thai sang một cơ thể hoàn chỉnh. Lúc này, thai nhi sẽ có những cử động trên khuôn mặt như cau mày, nheo mắt và có những động tác nhảy bất ngờ nhưng mẹ chưa thể nhận thức được.
Tuy nhiên, nếu mẹ đã từng có con trước đó và cực kỳ nhạy bén thì mới cảm nhận được thai máy. Vì vậy thường phải đến 2 – 3 tuần sau nữa mẹ bầu mới có thể cảm nhận rõ chuyển động của bé nhất
Một điều đặc biệt ít mẹ biết đến, nhưng vào khoảng tuần thứ 6 thì thai nhi đã tích cực vận động trong bụng mẹ. Tuy nhiên những vận động này thường quá nhỏ nên mẹ sẽ không thể cảm nhận được. Do đó, một số trường hợp vào tuần thứ 20 trở lên mới có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên. Lý giải cho vấn đề trên là do khả năng phát triển của hệ thần kinh, ống thần kinh, tủy, não… những bộ phận này đảm nhiệm chức năng chính quyết định trẻ có cử động sớm hay không.
Mặc dù vậy nhưng các mẹ cũng đừng nên lo lắng khi không cảm nhận được những cử động của bé vào tuần thứ 12. Vì việc cử động sớm còn tùy thuộc vào sức khỏe và nhu cầu của bé.
Em bé 12 tuần đã biết cử động (Nguồn ảnh: istockphoto)
Những thay đổi lớn khi mẹ bước sang tuần 12 của thai kỳ
Bắt đầu quá trình mang thai đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ đã bắt đầu quá trình thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó, việc thay đổi nội tiết tố sẽ làm mẹ chịu nhiều ảnh hưởng về cả mặt sức khỏe và tâm lý.
Tuy nhiên, khi bước vào tuần thứ 12 của thai kỳ việc thay đổi sản sinh nội tiết tố sẽ làm mẹ cảm thấy như mình đang bị chai lì cảm xúc. Nhưng trên thực tế, điều này sẽ giúp mẹ tốt lên do ít cảm nhận hơn về các vấn đề xung quanh, ngoài ra những cơn ốm nghén cũng bắt đầu thuyên giảm.
Lúc này, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu phát triển về trọng lượng nên nhìn mẹ sẽ đầy đặn hơn hết. Đây là thời điểm để mẹ chuẩn bị cho mình những bộ “đầm bầu” thật thoải mái. Ngoài ra, mẹ sẽ dễ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày và ợ nóng,… Do thai nhi bắt đầu đẩy mạnh sự phát triển, khiến nồng độ Progesterone trong cơ thể tăng nhanh và gây ra những triệu chứng trên.
Thai 15 tuần đã máy chưa? Những cử động của thai nhi mẹ bầu cần lưu ý
Mẹ bầu nên lưu ý gì khi mang thai 12 tuần tuổi?
1. Khám thai định kỳ
Một lưu ý vô cùng quan trọng dành cho mẹ khi thai nhi đạt 12 tuần tuổi là siêu âm da gáy. Thực hiện biện pháp siêu âm da gáy sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán nguy cơ dị tật thai nhi, bệnh Down. Ngoài ra, mẹ còn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các loại chất trong máu. Từ đó xác định các nguy cơ khác có thể gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu chỉ số đo độ mờ da gáy bất thường, mẹ có thể làm thêm 1 số xét nghiệm khác. Xét nghiệm Double test giúp sàng lọc trước sinh có độ chính xác tương đối cao, giúp tầm soát nguy cơ phát triển các hội chứng rối loạn về di truyền như hội chứng Down, Edward, Patau. Kỹ thuật này an toàn và tương đối đơn giản nên mẹ không có gì phải lo ngại.
Xét nghiệm máu ở tuần thai này giúp kiểm tra nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, do đó mẹ nên đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chủ động bảo vệ cho mẹ và bé.
Mẹ nhớ tuân thủ lịch khám thai định kỳ (Nguồn ảnh: istockphoto)
2. Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất
Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn uống và tăng cân phù hợp. Tiêu chí tăng cân chuẩn của mẹ khi mang thai là số cân phải tăng đều tới tháng thứ 8 và không vượt quá 15kg. Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp mẹ có nhiều sức khỏe hơn. Bên cạnh đó thai nhi cũng sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt hơn cho những tuần sắp tới.
3. Quan hệ tình dục lành mạnh
Mang thai có quan hệ tình dục được không? Khi bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ, các dấu hiệu ốm nghén đã giảm và kích thước bụng vẫn chưa quá lớn để gây khó khăn trong chuyện chăn gối. Vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy nhu cầu tình dục tăng lên và muốn “thân mật” với chồng mình hơn. Tốt nhất các cặp đôi hãy tìm hiểu rõ những tư thế quan hệ tình dục an toàn cho bà bầu trước khi “lâm trận” nhé!
Tổng kết
Thai máy là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của con yêu. Vì thế, sẽ có không ít mẹ bầu thắc mắc việc thai 12 tuần đã máy chưa nếu mãi vẫn không thấy “động tĩnh” gì của con yêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ có được kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho hành trình chào đón thiên thần nhỏ sắp tới!
Vào ngay Fanpage của darkedeneurope.com Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!