MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BAN BÍ THƯ ——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ———

Số: 10-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂMTRA VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG TRONG CHƯƠNG VII VÀ CHƯƠNG VIII ĐIỀU LỆ ĐẢNG

– Căn cứ Điều lệ Đảng;– Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bíthư khoá IX; Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá IX;- Xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,

BAN BÍ THƯ TRUNGƯƠNG ĐẢNGQUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Đang xem: Quyết định của ban bí thư

Ban hành kèm theo Quyết địnhnày “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật củaĐảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng”.

Điều 2. Các cấp uỷ, uỷ ban kiểm tracác cấp, các tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm thực hiện đúng Hướng dẫnnày; nếu có những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo Ban Bí thư (qua Uỷban Kiểm tra Trung ương).

T/M BAN BÍ THƯ Lê Hồng Anh

HƯỚNG DẪN

Phần thứ nhất

CÔNG TÁC KIỂMTRA CỦA ĐẢNG VÀ UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

I. CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG

Điều 30

1.Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng.Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sựkiểm tra của Đảng.

1.1.Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. “Lãnh đạo màkhông kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo” (Văn kiện Đại hội V, Nhà xuấtbản Sự thật, Hà Nội, 1982, tập III, trang 123).

1.2.Các tổ chức đảng vừa là chủ thể, vừa là đối tượng kiểm tra, gồm có: chi bộ (chibộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ cơ sở, chi bộ trong đảng bộ bộ phận), đảng uỷ bộphận, đảng uỷ cơ sở; cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp, uỷ ban kiểm tra, cácban đảng, văn phòng cấp uỷ; ban cán sự đảng, đảng đoàn.

2.Các cấp uỷ đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểmtra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

2.1.Công tác kiểm tra của cấp uỷ tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương.

a)Lãnh đạo công tác kiểm tra.

Cấpuỷ, trước hết là ban thường vụ cấp uỷ xây dựng và chỉ đạo các cấp uỷ thuộc phạmvi quản lý của cấp mình xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác kiểm tra trongtừng thời gian; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp uỷ cấp dưới thực hiện chươngtrình, kế hoạch kiểm tra.

Triểnkhai, quán triệt các quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷcấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra đối với các tổ chức đảng và đảng viênthuộc phạm vi quản lý của cấp mình.

Xâydựng và chỉ đạo thực hiện các quy định về sự phối hợp giữa các ban đảng, cácban đảng với ban cán sự đảng của cơ quan thanh tra, cơ quan pháp luật để làm tốtcông tác kiểm tra.

Địnhkỳ nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theoquy chế làm việc; giải quyết những kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và địnhkỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra.

Lãnhđạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của uỷ ban kiểm tra; xây dựng, bồi dưỡng độingũ cán bộ kiểm tra.

b)Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Cấpuỷ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, trong đó, xác địnhrõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng,phân công cụ thể từng cấp uỷ viên và các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn của cấpmình tiến hành kiểm tra.

-Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệĐảng; nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên và của cấp uỷ cấp mình; cácnguyên tắc tổ chức của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ và quychế làm việc; giữ gìn đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất,đạo đức cách mạng của đảng viên; chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhànước. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế ở đảng bộ mà cấp uỷchọn nội dung kiểm tra cho phù hợp.

-Đối tượng kiểm tra: kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý củacấp mình, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp và cấp uỷ viên cùng cấp,cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp mình quản lý, cán bộ giữ các cương vị chủ chốt hoặcđược giao các nhiệm vụ quan trọng và tập trung kiểm tra các tổ chức đảng ở nhữngđịa bàn trọng điểm, trọng yếu, dễ phát sinh vi phạm.

– Cách tiến hành:

+Xây dựng kế hoạch theo chương trình công tác kiểm tra hằng năm, 6 tháng,…(xác định rõ nội dung, đối tượng, trọng tâm, trọng điểm, hình thức, thời gian,thời điểm kiểm tra,…).

+Trực tiếp tiến hành kiểm tra ở một số lĩnh vực quan trọng, địa bàn trọng điểm;huy động lực lượng các ban của cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn của các ngànhcó liên quan tham gia (lập tổ hoặc đoàn kiểm tra). Đồng chí cấp uỷ viên đượcphân công chủ trì chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạothực hiện và báo cáo cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ xem xét, kết luận các cuộckiểm tra.

+Giao các ban của cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn (trực thuộc) chủ trì thựchiện một số cuộc kiểm tra theo chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức đảng.

+Các thành viên của cấp uỷ xây dựng kế hoạch kiểm tra về các nội dung thuộc nhiệmvụ được cấp uỷ phân công phụ trách, đề xuất kiểm tra chuyên sâu một số vấn đề đốivới các tổ chức đảng cấp dưới.

+Cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ trực tiếp kết luận các cuộc kiểm tra do cấp uỷchủ trì.

Quakiểm tra, cấp uỷ nhận xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm(nếu có) và nguyên nhân; rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chứcthực hiện; bổ sung, sửa đổi những vấn đề cần thiết; phát hiện những nhân tố mới,biểu dương, khen thưởng những tổ chức đảng và đảng viên chấp hành tốt; phát huyưu điểm, khắc phục khuyết điểm; phê bình tổ chức đảng và đảng viên có khuyết điểm;kịp thời xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp trên xem xét, xử lýkỷ luật theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý. Những trườnghợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật có thẩm quyềnxem xét, xử lý.

2.2.Công tác kiểm tra của các tổ chức đảng ở cơ sở.

– Đảng uỷ, ban thường vụ đảng uỷ cơ sở có nhiệm vụlãnh đạo công tác kiểm tra như đã nêu ở điểm a, mục 2.1 và tổ chức tiến hành kiểmtra các tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp mình trong việcchấp hành Điều lệ Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nghị quyết, chỉ thị củacấp uỷ cấp trên và của cấp mình; việc giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên. Tậptrung kiểm tra những tổ chức đảng và đảng viên được giao những nhiệm vụ quan trọngliên quan trực tiếp đến phát huy dân chủ ở cơ sở, phát triển kinh tế, thực hiệnchính sách xã hội, chăm lo đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân; chốnglãng phí, tham nhũng và các tiêu cực khác. Coi trọng kiểm tra việc chấp hànhnguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổchức kỷ luật, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết, thống nhất nội bộ,giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên.

Cáchtiến hành kiểm tra của đảng uỷ, ban thường vụ đảng uỷ cơ sở thực hiện như trìnhbày ở điểm b, mục 2.1, song cần chú ý: qua hội ý, nắm tình hình giữa ban thườngvụ đảng uỷ với các chi uỷ, với chính quyền, các ban, ngành và các đoàn thể; quasinh hoạt thường kỳ của đảng uỷ và ban thường vụ đảng uỷ; qua sơ kết, tổng kếtcông tác lãnh đạo và kiểm tra, công tác chuyên môn,…mà đảng uỷ, ban thường vụđảng uỷ tự kiểm tra mình và kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quảnlý của mình. Cùng với việc kiểm tra thường xuyên, đảng uỷ, ban thường vụ đảng uỷcơ sở có chương trình, kế hoạch định kỳ kiểm tra (ba tháng, sáu tháng, theo thờivụ hoặc chu kỳ sản xuất,…) đối với các tổ chức đảng và đảng viên. Qua kiểmtra, phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm và kịp thời xử lý vi phạm(nếu có).

-Đảng uỷ bộ phận xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểmtra theo chức năng, nhiệm vụ của mình và do đảng uỷ cơ sở giao.

-Chi uỷ, chi bộ (bao gồm chi uỷ, chi bộ cơ sở; chi uỷ, chi bộ trong đảng bộcơ sở và chi uỷ, chi bộ trong đảng bộ bộ phận) có nhiệm vụ kiểm tra mọi đảngviên sinh hoạt trong chi bộ. Nội dung kiểm tra như nội dung kiểm tra của đảng uỷcơ sở. Nhưng ở chi bộ, tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ,thực hiện nhiệm vụ do chi bộ phân công và theo tiêu chuẩn đảng viên.

Chiuỷ, chi bộ kiểm tra đảng viên thông qua sinh hoạt thường kỳ (kiểm điểm công táclãnh đạo, tự phê bình và phê bình, học tập nghị quyết…); phân tích chất lượngđảng viên; nhận xét, đánh giá, phản ánh của các tổ chức đoàn thể và nhân dân đốivới tổ chức đảng và đảng viên; nghiên cứu, khảo sát nắm tình hình theo yêu cầucủa cấp uỷ; sơ kết, tổng kết công tác, sản xuất, kinh doanh,… của đơn vị vàthông báo của tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên để đánh giá đúng mặt mạnh, mặtyếu của đảng viên, kịp thời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, chủ độngphòng ngừa và phát hiện dấu hiệu vi phạm của đảng viên.

Chiuỷ, chi bộ có kế hoạch kiểm tra chấp hành đối với đảng viên trong việc quán triệtvà thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là đối với những đảng viên được giao cácnhiệm vụ quan trọng. Qua đó, giúp đảng viên nhận thức rõ nhiệm vụ; đôn đốc và tạođiều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Khi đảng viên có dấu hiệu vi phạmhoặc bị tố cáo, chi uỷ, chi bộ kịp thời xem xét hoặc báo cáo tổ chức đảng cấptrên có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Nếu đảng viên vi phạm đến mức phải xửlý kỷ luật, chi bộ quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định thi hành kỷ luậttheo thẩm quyền.

2.3. Công tác kiểm tra của các ban của cấp uỷ, ban cán sựđảng, đảng đoàn.

– Công tác kiểm tra của các ban của cấp uỷ.

Cácban của cấp uỷ tham gia các cuộc kiểm tra của cấp uỷ hoặc chủ trì kiểm tra khiđược cấp uỷ giao; xây dựng chương trình, kế hoạch và chủ động tiến hành kiểmtra tổ chức đảng cấp dưới; giúp cấp uỷ theo dõi, đôn đốc tổ chức đảng cấp dướithực hiện nhiệm vụ kiểm tra chấp hành nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chínhsách của Đảng và pháp luật Nhà nước; tham gia ý kiến và giúp cấp uỷ kết luậncác nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao.

+Nội dung kiểm tra: những nội dung liên quan đến chức trách, nhiệm vụ,lĩnh vực công tác của ban mình và những nội dung do cấp uỷ giao.

+Đối tượng kiểm tra: các cấp uỷ cấp dưới, trước hết là cấp uỷ cấp dưới trựctiếp và các ban của cấp uỷ cấp dưới trực tiếp thuộc lĩnh vực công tác do banmình phụ trách và các đối tượng khác do cấp uỷ giao.

+Cách tiến hành: sử dụng bộ máy của ban để kiểm tra hoặc phối hợp với uỷban kiểm tra (dưới sự chủ trì của cấp uỷ hoặc theo quy định của cấp uỷ về phốihợp kiểm tra) để kiểm tra.

Quakiểm tra, các ban kết luận về những nội dung được kiểm tra, báo cáo cấp uỷ cùngcấp về kết quả kiểm tra và những kiến nghị cần thiết.

– Công tác kiểm tra của các ban cán sự đảng, đảng đoàn.

Các ban cán sự đảng, đảng đoàn căn cứ quyết định của BanChấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc của tỉnh, thành uỷ vềtổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc của mình để xác định rõ nộidung, đối tượng và cách tiến hành kiểm tra cho phù hợp với phạm vi lãnh đạo củamình.

2.4.Uỷ ban kiểm tra giúp cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ tiến hành công tác kiểmtra theo Điều 30, Điều lệ Đảng; về công tác kiểm tra và việc thi hành kỷ luật đảng.Cụ thể:

-Phối hợp với văn phòng và các ban của cấp uỷ giúp cấp uỷ tổ chức quán triệttrong đảng bộ về thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra của cấp uỷ và của các tổchức đảng; xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra củacấp uỷ và ban thường vụ cấp uỷ trong từng thời gian; xây dựng quy chế phối hợp thựchiện nhiệm vụ công tác kiểm tra; giải quyết tố cáo, khiếu nại, xử lý kỷ luật.

-Tham mưu cho cấp uỷ về nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian tiến hành kiểmtra; phân công nhiệm vụ cho các ban của cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tổchức lực lượng kiểm tra; giải quyết các kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dướivề công tác kiểm tra và việc thi hành kỷ luật đảng.

– Hướng dẫn tổ chức đảng cấp dưới, các ban của cấp uỷ,ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc và uỷ ban kiểm tra cấp dưới về nghiệp vụ côngtác kiểm tra.

-Tham gia các cuộc kiểm tra do cấp uỷ chủ trì. Khi có yêu cầu, tham gia những cuộckiểm tra do các ban của cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn chủ trì. Qua kiểmtra, nếu có trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý thì xem xét, quyết định hoặcđề nghị cấp uỷ xem xét, quyết định xử lý kỷ luật.

-Cùng với văn phòng và các ban của cấp uỷ có liên quan giúp cấp uỷ kết luận cáccuộc kiểm tra và sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra;theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận của cấp uỷ sau các cuộc kiểm tra;quản lý hồ sơ các cuộc kiểm tra của cấp uỷ.

2.5.Một số lưu ý trong việc thực hiện Điều 30, Điều lệ Đảng:

-Khi kiểm tra theo Điều 30, Điều lệ Đảng, cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ phảicó kết luận trong trường hợp trực tiếp kiểm tra và cả trường hợp giao cho các tổchức đảng giúp mình kiểm tra.

-Các ban của cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn không có thẩm quyền thi hành kỷluật đảng, nếu qua kiểm tra phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệuvi phạm hoặc vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì báo cáo với cấp uỷ và thôngbáo cho uỷ ban kiểm tra cùng cấp xem xét, quyết định.

– Theo quy định của Điều lệ Đảng, tổ chức đảng quân sự địaphương và tổ chức đảng công an nhân dân địa phương ở cấp nào thì đặtdưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọimặt của cấp uỷ cấp đó. Do vậy, việc kiểmtra đối với tổ chức đảng quân sự địa phương, tổ chức đảng công an nhân dân địaphương trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng (bao gồm cả nghị quyết,chỉ thị của đảng uỷ quân sự, đảng uỷ công an nhân dân cấp trên) là nhiệm vụ củacấp uỷ địa phương, do cấp uỷ địa phương chủ động,trực tiếp tiến hành, có sự phối hợp với đảng uỷ quân sự cấp trên hoặc với đảnguỷ công an nhân dân cấp trên nhưng đều do cấp uỷ địa phương chủ trì và kết luận.

II. CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP

Điều 31.

1.Uỷ ban kiểm tra các cấp do cấp uỷ cùng cấp bầu, gồm mộtsố đồng chí trong cấp uỷ và một số đồng chí ngoài cấp uỷ.

1.1.Nguyên tắc tổ chức:

-Uỷ ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng uỷ cơ sở trở lên, do hội nghị cấp uỷcùng cấp bầu; bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểmtra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra. Phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra do uỷ bankiểm tra bầu trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra. Việc bầu cử được tiến hành bằngphiếu kín.

-Nhiệm kỳ của uỷ ban kiểm tra các cấp theo nhiệm kỳ của cấp uỷ cùng cấp. Uỷ bankiểm tra khoá mới điều hành công việc ngay sau khi được bầu; nhận bàn giao từ uỷban kiểm tra khoá trước.

1.2.Cơ cấu tổ chức và số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra.

– Uỷ ban kiểm tra của tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trungương.

+Số lượng từ 7 đến 9 uỷ viên, trong đó có 2 uỷ viên kiêm chức. Riêng Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh có từ 7 đến 11 uỷ viên. Trường hợp đặc biệt thì cấp uỷtrao đổi với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo BanBí thư xem xét, quyết định.

+Các uỷ viên chuyên trách gồm: chủ nhiệm, 2 hoặc 3 phó chủ nhiệm và một số uỷviên. Trong đó, 1 uỷ viên ban thường vụ cấp uỷlàm chủ nhiệm và 1 cấp uỷ viên làm phó chủ nhiệm thường trực.

+Uỷ viên kiêm chức gồm: trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức của cấp uỷ là cấpuỷ viên và chánh thanh tra tỉnh, thành phố.

– Uỷ ban kiểm tra của đảng uỷ khối cơ quan Trung ương.

+Số lượng từ 5 đến 9 uỷ viên (do đảng uỷ khối quyết định), trong đó có từ 1 đến2 uỷ viên chuyên trách.

+Uỷ ban kiểm tra có 1 đến 2 cấp uỷ viên, trong đó có 1 uỷ viên ban thường vụ cấpuỷ làm chủ nhiệm.

+Uỷ viên chuyên trách là chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm.

+Uỷ viên kiêm chức là cấp uỷ viên phụ trách công tác tổ chức, cấp uỷ viên phụtrách công tác khác hoặc bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra đảng uỷtrực thuộc đảng uỷ khối.

– Uỷ ban kiểm tra của huyện uỷ, quận uỷ và cấp uỷ tươngđương.

+Số lượng từ 5 đến 7 uỷ viên (do huyện uỷ, quận uỷ và cấp uỷ tương đương quyết định),trong đó có 2 uỷ viên kiêm chức.

+ Các uỷ viênchuyên trách gồm:chủ nhiệm, 1 đến 2 phó chủ nhiệm và uỷ viên. Trong đó, 1 uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ làm chủ nhiệm.

+Uỷ viên kiêm chức gồm: trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức của cấp uỷ là cấpuỷ viên và chánh thanh tra huyện, quận.

– Uỷ ban kiểm tra của đảng uỷ cơ sở.

+Số lượng từ 3 đến 5 uỷ viên (do đảng uỷ cơ sở quyết định), trong đó 1 cấp uỷviên là phó bí thư hoặc uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ làm chủ nhiệm. Trường hợpkhông có ban thường vụ thì đồng chí cấp uỷ viên làm chủ nhiệm; phó chủ nhiệm làcấp uỷ viên hoặc đảng viên.

+Các uỷ viên khác có thể là cấp uỷ viên hoặc đảng viên phụ trách công tác đoànthể, bí thư chi bộ, thanh tra nhân dân.

-Đảng uỷ bộ phận và chi uỷ không lập uỷ ban kiểm tra; tập thể cấp uỷ thực hiệncông tác kiểm tra và phân công 1 cấp uỷ viên phụ trách. Ngoài ra, có thể lựa chọnphân công một số đảng viên có điều kiện giúp đồng chí cấp uỷ viên phụ trách làmcông tác kiểm tra.

-Cơ cấu tổ chức, số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra của các cấp uỷ thuộc Đảng uỷQuân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Đảng uỷ Đường sắt Việt Nam vàBan cán sự đảng Ngoài nước thực hiện theo hướng dẫn riêng.

1.3.Trường hợp có những yêu cầu khác với hướng dẫn nêu tại các mục 1.1 và 1.2, Điều31, cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ phải báo cáo với cấp uỷ cấp trên trực tiếp,khi được sự đồng ý mới tổ chức thực hiện.

2.Các thành viên uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấpdưới phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm uỷban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.

Ngoàiviệc thay đổi chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra như quy định của Điều lệ Đảng, khi thayđổi phó chủ nhiệm hoặc uỷ viên uỷ ban kiểm tra (kể cả việc chuẩn bị người thaythế) thì cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ cấp dưới phải trao đổi với uỷ ban kiểmtra cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện.

3.Uỷ ban kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùngcấp và sự chỉ đạo, kiểm tra của uỷ ban kiểm tra cấp trên.

-Uỷ ban kiểm tra thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tậpthể, quyết định theo đa số. Uỷ ban có thể uỷ quyền cho tập thể thường trực uỷban (nơi có từ 2 phó chủ nhiệm trở lên) quyết định một số vấn đề cụ thể (theoquy chế làm việc của uỷ ban và quy định chế độ làm việc của cơ quan uỷ ban kiểmtra). Thường trực uỷ ban gồm có chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm.

-Uỷ ban kiểm tra làm việc dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp; chấp hành nghiêmchỉnh các quy định của Điều lệ Đảng về chức năng, nhiệm vụ và quyền của uỷ bankiểm tra; định kỳ báo cáo với cấp uỷ chương trình, kế hoạch, kết quả thực hiệnnhiệm vụ công tác kiểm tra của mình và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyếtđịnh của cấp uỷ về công tác kiểm tra, về quy chế làm việc của uỷ ban kiểm travà các nhiệm vụ do cấp uỷ giao; chịu sự kiểm tra của cấp uỷ về tất cả các hoạtđộng của mình.

– Uỷ ban kiểm tralàm việc dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của uỷ ban kiểm tra cấp trên:

+ Chấp hành sự chỉđạo và hướng dẫn của uỷ ban kiểm tra cấp trên về phương hướng, nhiệm vụ trọngtâm, trọng điểm, nghiệp vụ công tác kiểm tra và việc thi hành kỷ luật trong Đảng.

+ Chịu sự đôn đốc,kiểm tra của uỷ ban kiểm tra cấp trên về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của uỷban kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng, của Trung ương Đảng và hướng dẫn củaUỷ ban Kiểm tra Trung ương.

+ Khi cần thiết, uỷban kiểm tra cấp trên có thể trực tiếp chỉ đạo giải quyết một số vấn đề cụ thểtrong việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảngcủa uỷ ban kiểm tra cấp dưới.

Xem thêm: Sự Thật Về Chất Lượng Kem White Body Có Tốt Không ? Kem Kích Trắng White Body Có Tốt Không

+ Phối hợp với bantổ chức của cấp uỷ cùng cấp và cấp uỷ cấp dưới chuẩn bị nhân sự uỷ ban kiểm tratheo sự hướng dẫn của uỷ ban kiểm tra cấp trên; giúp cấp uỷ xây dựng, ban hànhquy chế làm việc của uỷ ban kiểm tra; kiện toàn cơ quan uỷ ban kiểm tra về tổchức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,…

– Trường hợp giữauỷ ban kiểm tra và ban thường vụ cấp uỷ có ý kiến khác nhau trong việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng, thì uỷban kiểm tra phải chấp hành kết luận, quyết định của cấp uỷ, đồng thời báo cáouỷ ban kiểm tra cấp trên. Trường hợp uỷ ban kiểm tra cấp trên có ý kiến khác vớicấp uỷ cấp dưới thì uỷ ban kiểm tra cấp trên báo cáo với cấp uỷ cấp mình xemxét, quyết định.

Điều 32. Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ

1.Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩnđảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

– Nội dung kiểmtra:

Kiểmtra những dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên; tiêu chuẩn cấp uỷ viên vàtrong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên (quy định ở các Điều 1, Điều 2, Điều 12,Điều lệ Đảng). Uỷ ban kiểm tra căn cứ tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu công tác xâydựng Đảng của địa phương, đơn vị; tính chất, dấu hiệu vi phạm của đảng viên đểtập trung kiểm tra.

– Đối tượng kiểmtra:

– Cách tiếnhành:

+ Chủ động nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm, xácđịnh nội dung, đối tượng kiểm tra.

Để phát hiện tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm,uỷ ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra phải theo dõi nắm tình hình thực hiện nhiệmvụ chính trị, hoạt động và sinh hoạt của tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo hoặcgiao ban theo định kỳ với các địa phương, đơn vị; bình xét hoặc phân tích chấtlượng đảng viên; qua các cuộc kiểm tra việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điềulệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểmsát, giám sát của các cơ quan nhà nước, đoàn thể đối với các tổ chức đảng và đảngviên; qua đơn thư tố cáo, ý kiến phản ánh của đảng viên, quần chúng và trên cácphương tiện thông tin đại chúng…

+ Uỷ ban kiểm tra phân tích, lựa chọn để quyết định nộidung, đối tượng kiểm tra; chỉ đạo lập kế hoạch, xác định rõ yêu cầu, phươngpháp, thời gian, lực lượng kiểm tra; ra quyết định hoặcthông báo kiểm tra.

+ Thông báo kế hoạchkiểm tra bằng văn bản cho đảng viên được kiểm tra và cho cấp uỷ quản lý đảngviên đó biết để phục vụ cho việc kiểm tra (trước khi thông báo quyết định kiểmtra, phải gặp trực tiếp trao đổi với đảng viên được kiểm tra và cấp uỷ quản lýđảng viên đó).

+ Đảng viên đượckiểm tra giải trình các nội dung kiểm tra bằng văn bản, gửi cho uỷ ban kiểm traqua tổ (hoặc đoàn) kiểm tra; sau đó trình bày trước chi bộ để chi bộ góp ý kiến,xem xét, kết luận. Nhưng tuỳ trường hợp cụ thể và nội dung kiểm tra, uỷ ban kiểmtra (cấp kiểm tra) yêu cầu đảng viên đó trình bày ở cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ,ban cán sự đảng, đảng đoàn,… mà đảng viên đó là thành viên, không nhất thiếtphải trình bày ở chi bộ. Các cuộc họp để đảng viên được kiểm tra trình bày đềucó đại diện cấp kiểm tra tham dự.

– Các tổ chức đảng(chi bộ, cấp uỷ…) phải có kết luận bằng văn bản về những nội dung kiểm tra đốivới đảng viên được kiểm tra (ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm, nếu có vànguyên nhân); nếu thấy có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì biểu quyết đềnghị hình thức kỷ luật. Trường hợp đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luậtthì uỷ ban kiểm tra (cấp kiểm tra) xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ xemxét, quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền. Nếu đảng viên vi phạm đến mứcphải xử lý bằng pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật xem xét, xử lý, nhưng uỷban kiểm tra vẫn phải chủ động xem xét, kết luận về kỷ luật đảng đối với nhữngnội dung vi phạm đã rõ. Khi có kết quả xử lý của cơ quan pháp luật có thẩm quyềnthì xem xét lại kỷ luật đảng cho đúng mức.

2.Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hànhCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắctổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luậttrong Đảng.

2.1. Kiểm tra tổchức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức củaĐảng.

– Nội dung kiểmtra:

Kiểm tra dấu hiệuvi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; nghị quyết, chỉthị, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, trước hết là những dấu hiệu vi phạm vềnguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; về đoàn kết nội bộ, về giữgìn phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; về chấp hành chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Căn cứ tính chất dấu hiệu viphạm và yêu cầu của công tác xây dựng Đảng ở địa phương, đơn vị để tập trung kiểmtra.

– Đối tượng kiểmtra:

Kiểm tra các tổ chứcđảng cấp dưới, trước hết là các tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp; khi cần, mớikiểm tra tổ chức đảng cấp dưới cách nhiều cấp. Khi kiểm tra các tổ chức đảng,có thể kết hợp kiểm tra một số đảng viên là cán bộ chủ chốt của tổ chức đảngđó.

– Cách tiếnhành:

+ Việc nắm tìnhhình, phát hiện dấu hiệu vi phạm, phân tích, lựa chọn để quyết định nội dung, đốitượng kiểm tra, thông báo kế hoạch kiểm tra tiến hành như kiểm tra đảng viênkhi có dấu hiệu vi phạm theo hướng dẫn ở trên. Trong kế hoạch kiểm tra, cần ghicụ thể cả những nội dung kết hợp kiểm tra đối với một số đảng viên của tổ chứcđảng đó.

+ Có thể tổ chức lấyý kiến bằng thư góp ý về nội dung kiểm tra đến một số đối tượng nhất định. Ví dụ:kiểm tra một ban thường vụ cấp uỷ có thể lấy ý kiến của cấp uỷ viên và cán bộdo cấp uỷ cùng cấp quản lý, của uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cấp dưới trực tiếp.

+ Tổ chức hội nghị để tổ chức đảng được kiểm tra trình bày về nội dungkiểm tra. Hội nghị thảo luận làm rõ và kết luận về các nội dung đó bằng văn bản.

+ Qua kiểm tra, uỷban kiểm tra kết luận về những nội dung kiểm tra (đúng, sai, khuyết điểm hoặcvi phạm nếu có và nguyên nhân) của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra; chỉrõ những vấn đề cần khắc phục, xem xét, giải quyết. Nếu đối tượng kiểm tra cóvi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì căn cứ đối tượng (tổ chức hoặc cá nhân)và mức độ, tính chất vi phạm mà uỷ ban kiểm tra xem xét, quyết định hoặc đề nghịcấp uỷ quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

– Lưu ý: kiểm tratổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, nếu cần có thể kiểm tra các tổchức đảng cấp dưới cách nhiều cấp của tổ chức đảng đó và những đảng viên cóliên quan.

2.2. Kiểm tra tổchức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra:

– Nội dung kiểmtra:

Kiểm tra việc xâydựng phương hướng nhiệm vụ kiểm tra, xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạchkiểm tra theo Điều 30 và Điều 32, Điều lệ Đảng; việc lãnh đạo và chỉ đạo các tổchức đảng trong đảng bộ thực hiện công tác kiểm tra, bao gồm cả việc lãnh đạo,chỉ đạo, tổ chức, hoạt động của uỷ ban kiểm tra; kết quả kiểm tra của cấp uỷ, tổchức đảng.

– Đối tượng kiểmtra:

Kiểm tra các tổ chứcđảng cấp dưới, trước hết là cấp uỷ cấp dưới trực tiếp chưa làm tốt hoặc có khókhăn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

2.3. Kiểm tra việcthi hành kỷ luật trong Đảng:

– Nội dung kiểmtra:

Kiểmtra việc thi hành kỷ luật trong Đảng theo mốc thời gian nhất định. Tập trung kiểmtra việc thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luậtđối với tổ chức đảng và đảng viên. Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại về kỷ luậtđảng, những vụ khiếu nại đã giải quyết, đang giải quyết hoặc những vụ vì lý donào đó mà chưa giải quyết. Xem xét các vụ kỷ luật đã được xử lý nhưng có dấu hiệuxử lý không đúng mức, các vụ vi phạm đến mức phải xử lý nhưng không xử lý. Kiểmtra việc chấp hành các quyết định, chỉ thị, thông báo của tổ chức đảng cấp trêncó liên quan đến việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

– Đối tượng kiểmtra:

Kiểm tra các tổ chứcđảng cấp dưới có thẩm quyền thi hành kỷ luật, trước hết là cấp uỷ và uỷ ban kiểmtra cấp dưới trực tiếp, nhất là những nơi có nhiều tổ chức đảng hoặc đảng viênvi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật nhưng không xử lý hoặc xử lý không đúng mức;những nơi có nhiều thư khiếu nại về kỷ luật đảng.

2.4. Một số điểm cầnlưu ý khi tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm travà thi hành kỷ luật trong Đảng.

– Phải xây dựng kếhoạch và thực hiện theo quy trình như cách tiến hành kiểm tra đảng viên và tổchức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm.

– Phải kết luận về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của tổ chức đảngđược kiểm tra trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo Điều 30, Điều lệ Đảnghoặc trong việc thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục thihành kỷ luật trong Đảng. Chỉ rõ những yêu cầu, nội dung cụ thể mà tổ chức đảngcần tập trung kiểm tra trong thời gian tới; những vấn đề cần kịp thời khắc phục,sửa chữa trong việc thi hành kỷ luật đảng; đồng thời nêu rõ những biện phápgiúp đỡ tổ chức đảng khắc phục khó khăn, sửa chữa khuyết điểm, nâng cao chất lượng,hiệu quả kiểm tra và việc thi hành kỷ luật trong Đảng.

– Khi kiểm tra việcthi hành kỷ luật trong Đảng:

+ Nếu có trường hợpvi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật nhưng tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặcxử lý không đúng mức thì uỷ ban kiểm tra (cấp kiểm tra) yêu cầu tổ chức đảng cấpdưới xử lý kỷ luật hoặc thay đổi, xoá bỏ hình thức kỷ luật đã quyết định trongmột thời gian được xác định, hoặc căn cứ thẩm quyền mà quyết định, hoặc đề nghịcấp uỷ quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp.

+ Nếu phát hiện nhữngtrường hợp liên quan đến các vụ kỷ luật do cấp uỷ cấp mình hoặc do tổ chức đảngcấp trên quyết định mà có vấn đề cần xem xét lại thì đề nghị với tổ chức đảngđã quyết định kỷ luật đó xem xét, giải quyết.

+ Cần kết hợp vớiviệc giải quyết khiếu nại kỷ luật của đảng viên và tổ chức đảng ở một đảng bộtrong một thời gian nhất định để có thêm căn cứ nhận xét, đánh giá ưu điểm,khuyết điểm và nguyên nhân trong việc thực hiện phương hướng, phương châm,nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật của tổ chức đảng được kiểm tra.

3.Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấpuỷ thi hành kỷ luật.

Thông qua thực hiệnnhiệm vụ kiểm tra, giải quyết tố cáo, sinh hoạt nội bộ, phân tích, bình xét chấtlượng đảng viên hoặc kết luận của cơ quan pháp luật, qua xem xét đề nghị về kỷluật của tổ chức đảng cấp dưới,… nếu phát hiện đảng viên vi phạm đến mức phảixử lý kỷ luật thì uỷ ban kiểm tra quyết định hoặc xem xét, chuẩn bị hồ sơ đềnghị cấp uỷ quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền. Nội dung thực hiện cụthể được hướng dẫn ở phần thứ hai của văn bản này.

4.Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷluật đảng.

4.1. Giải quyết tốcáo đối với tổ chức đảng và đảng viên.

– Yêu cầu,nguyên tắc trong việc giải quyết tố cáo:

+ Tổ chức đảng cóthẩm quyền giải quyết tố cáo bao gồm cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ và uỷ bankiểm tra các cấp, có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảngviên thuộc phạm vi quản lý của cấp uỷ cấp mình.

Khi nhận được tốcáo phải phân loại (theo nội dung, đối tượng,…), phân công giải quyết và giảiquyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm của mình hoặc phối hợp với các tổchức đảng có thẩm quyền để giải quyết. Chậm nhất là ba tháng đối với cấp tỉnh,thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; sáu tháng đối với cấp Trung ương,kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, phản ánh trực tiếp hoặc theo dấu bưu điệnchuyển đến) phải xem xét, giải quyết. Trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyếtxong thì phải thông báo cho người tố cáo biết.

Tổ chức đảng và đảngviên nhận được thư tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo. Không để ngườibị tố cáo chủ trì giải quyết tố cáo đối với mình. Không để người tố cáo hoặcngười có liên quan đến tố cáo giải quyết tố cáo. Uỷ ban kiểm tra hoặc cấp giảiquyết tố cáo phải xử lý hoặc đề nghị cấp uỷ xử lý hay chỉ đạo xử lý nghiêm minhbằng kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính hoặc pháp luật những trường hợp trù dập,trả thù người tố cáo; cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết tố cáo; baoche cho những việc làm sai trái của đối tượng bị tố cáo; để lộ nội dung tố cáo,tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo, người không có trách nhiệm biết; lợidụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu cáo, đả kích, gây dư luận xấu đối với ngườikhác.

Trường hợp tố cáocó liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, cấp uỷ chỉ đạo uỷ ban kiểm tra phối hợpvới các tổ chức đảng có liên quan giải quyết (theo quy định phối hợp của Trungương và của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương).

+ Người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc, ghi rõ họ, tên, địa chỉ,chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng mà mình đưa ra. Nếu phản ánhtrực tiếp thì phải được ghi lại thành văn bản, người tố cáo phải ký tên chịutrách nhiệm vào văn bản đó. Không được gửi hoặc phổ biến nội dung tố cáo, tênngười bị tố cáo, nội dung thông báo giải quyết tố cáo của tổ chức đảng có thẩmquyền cho những tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm trong việc giải quyếttố cáo.

+ Tổ chức đảng vàđảng viên bị tố cáo phải nghiêm túc tự kiểm tra mình, trình bày rõ ràng, trungthực, đầy đủ, kịp thời về những vấn đề bị tố cáo khi các tổ chức đảng có thẩmquyền yêu cầu; tự giác nhận rõ sai lầm, khuyết điểm (nếu có) và có quyền đưa rabằng chứng xác thực để chứng minh nội dung tố cáo không đúng; không được truytìm, trấn áp, trù dập, trả thù người phê bình, tố cáo dưới bất kỳ hình thứcnào.

+ Tổ chức đảng quảnlý đối tượng bị tố cáo phải bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên và quần chúngtrong việc giám sát, tố cáo, phản ánh về những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.Phối hợp và thực hiện đầy đủ yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyếttố cáo.

Trongthời gian tổ chức đảng có thẩm quyền đang giải quyết, chưa kết luận thì phải bảođảm các quyền của đảng viên, của tổ chức đảng bị tố cáo; giáo dục đảng viên, tổchức đảng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của tổ chức đảng giải quyết tốcáo.

+Những người lợi dụng việc tố cáo để vu cáo, đả kích cá nhân, chia rẽ bè phái,gây rối nội bộ cũng phải được xem xét, xử lý kỷ luật đảng hoặc đề nghị tổ chứccó thẩm quyền xử lý theo Luật khiếu nại, tố cáo.

– Nội dung tốcáo phải giải quyết:

Những nội dung tốcáo có liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việcthực hiện nhiệm vụ đảng viên; liên quan đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị,Điều lệ Đảng; nghị quyết, chỉ thị, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, trước hếtlà nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; đoàn kết nội bộ, phẩm chất,đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảngvà pháp luật Nhà nước. Những nội dung tố cáo mà uỷ ban kiểm tra chưa đủ điều kiệnxem xét thì kiến nghị cấp uỷ hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng của cơ quannhà nước, cơ quan pháp luật có thẩm quyền giải quyết.

Không xem xét, giảiquyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những tố cáo có tênđã được cấp có thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận, nay tốcáo lại, nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới; những tố cáo có tên nhưngnội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; những tố cáo saochụp chữ ký mà không ký trực tiếp.

– Đối tượng bịtố cáo phải giải quyết:

+ Với đảng viên: tậptrung giải quyết các tố cáo cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùngcấp quản lý; người bị tố cáo có liên quan đến công tác nhân sự của cấp uỷ cấpmình. Đối tượng bị tố cáo là cấp uỷ viên cấp mình, đồng thời là cán bộ thuộc diệncấp uỷ cấp trên quản lý thì do uỷ ban kiểm tra cấp trên chủ trì giải quyết, cósự phối hợp của uỷ ban kiểm tra cùng cấp. Đối tượng bị tố cáo là cán bộ do cấpuỷ cấp mình quản lý, nhưng khi được bổ nhiệm phải có ý kiến của các ban có liênquan của cấp uỷ cấp trên thì phải báo cáo để có sự chỉ đạo, hoặc phối hợp của uỷban kiểm tra cấp trên.

+ Với tổ chức đảng:tập trung giải quyết tố cáo các tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp. Nếu tố cáo tổchức đảng cấp dưới cách nhiều cấp thì tổ chức đảng cấp trên chuyển cho tổ chứcđảng cấp dưới có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

– Cách tiếnhành:

+ Uỷ ban kiểm trachỉ đạo việc nghiên cứu, phân loại tố cáo, nắm tình hình để có kế hoạch giảiquyết.

+Đối tượng bị tố cáo phải giải trình về các nội dung tố cáo bằng văn bản, gửicho uỷ ban kiểm tra; trình bày trước chi bộ để chi bộ xem xét, kết luận. Đảngviên bị tố cáo là cấp uỷ viên cùng cấp hoặc tham gia nhiều cấp uỷ và đảng viênlà cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý, thì tuỳ nội dung tố cáo cụ thể cóthể trình bày ở các tổ chức đảng (cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, ban cán sự đảng,đảng đoàn,…) hoặc chỉ trình bày ở một tổ chức đảng là do cấp kiểm tra quyết định,để các tổ chức đảng đó xem xét, kết luận. Tổ chức đảng bị tố cáo phân công ngườithay mặt tập thể chuẩn bị và trình bày giải trình về nội dung bị tố cáo trước hộinghị của tổ chức đảng cấp mình, có đại diện của cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra (cấpgiải quyết) tham dự.

+ Sau khi nghe đạidiện tổ chức đảng hoặc đảng viên bị tố cáo trình bày, đại diện uỷ ban kiểm tra(cấp giải quyết) gợi ý thêm những vấn đề cần làm rõ. Hội nghị các tổ chức đảngnói trên (chi bộ, cấp uỷ,…) thảo luận, đóng góp ý kiến, xem xét, kết luận nhữngnội dung có thể kết luận; nếu thấy có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì biểuquyết đề nghị hình thức kỷ luật.

+ Uỷ ban kiểm tra(cấp giải quyết) nếu thấy nội dung kết luận của các tổ chức đảng nêu trên (chibộ, cấp uỷ,…) là đúng thì có kết luận cuối cùng về nội dung tố cáo đó. Nếu thấycó vấn đề chưa rõ, chưa nhất trí hoặc mới phát sinh thì tiếp tục thẩm tra, xácminh để có đủ căn cứ kết luận. Nếu đối tượng bị tố cáo vi phạm đến mức phải xửlý kỷ luật thì quyết định kỷ luật hay đề nghị cấp uỷ xem xét, quyết định hoặcchỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền. Trườnghợp đảng viên bị tố cáo vi phạm đến mức phải xử lý bằng pháp luật thì tiến hànhnhư đã nêu ở khoản 1, Điều 32.

+ Quá trình giảiquyết tố cáo, uỷ ban kiểm tra có thể trưng cầu giám định chuyên môn, kỹ thuật vềnhững nội dung có liên quan.

+ Uỷ ban kiểm tra(cấp giải quyết) thông báo cho đảng viên và tổ chức đảng quản lý đảng viên bị tốcáo, tổ chức đảng bị tố cáo và tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của tổ chức đảngbị tố cáo biết kết luận của uỷ ban kiểm tra để chấp hành; đồng thời bằng hìnhthức thích hợp, báo cho người tố cáo biết những nội dung cần thiết về kết quảgiải quyết tố cáo.

4.2. Giải quyếtkhiếu nại về kỷ luật đảng.

– Một số yêu cầu,nguyên tắc trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

+ Đối với tổ chứcđảng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Cấp uỷ hoặc banthường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷluật đảng.

Việc giải quyếtkhiếu nại của tổ chức đảng và đảng viên phải tiến hành tuần tự từ uỷ ban kiểmtra hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đã quyết định thi hành kỷluật.

Cấp uỷ, ban thườngvụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra khi nhận được khiếu nại kỷ luật phải báo cho đối tượngkhiếu nại biết. Chậm nhất là ba tháng đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận vàtương đương trở xuống; sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận đượckhiếu nại (gửi trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến) phải xem xét, giảiquyết, trả lời cho đối tượng khiếu nại. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ,không xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Trường hợp hết thời hạn màchưa giải quyết xong, phải thông báo cho đối tượng khiếu nại biết.

Uỷ ban kiểm tra cótrách nhiệm xem xét, đề xuất ý kiến giải quyết và chuẩn bị hồ sơ các vụ khiếu nạikỷ luật thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ cấpmình.

+ Đối tượng bị thihành kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếunại kỷ luật thì được khiếu nại lên tổ chức đảng cấp trên, lần lượt cho đến BanChấp hành Trung ương. Thời hạn khiếu nại trong vòng một tháng, tính từ ngày tổchức đảng và đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố và giaoquyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bảncông bố quyết định kỷ luật, hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật) đếnngày tổ chức đảng và đảng viên bị thi hành kỷ luật gửi thư khiếu nại (gửi trựctiếp hoặc theo dấu bưu điện ở nơi chuyển đi).

Không khiếu nại vượt cấp khi tổ chức đảng có thẩm quyền chưa giải quyếtxong. Không gửi thư khiếu nại đến nhiều cấp cùng một lúc, đến các tổ chức và cánhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ đảng viên bị thi hành kỷluật.

Trong khi chờ giảiquyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết địnhkỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật của tổ chức đảng có thẩmquyền đã công bố.

+ Sau khi công bốquyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật mà đối tượng bịkỷ luật có khiếu nại trực tiếp đến cấp mình, khi cấp trên chưa giải quyết, hoặcđược cấp trên đồng ý, qua xem xét thấy quyết định của cấp mình không đúng mứcthì thay đổi quyết định đó cho phù hợp. Khi tổ chức đảng cấp trên tiến hành giảiquyết khiếu nại thì phải xem xét nghiêm túc quyết định của mình và phải chấphành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.

+ Tổ chức đảng trựctiếp quản lý đối tượng khiếu nại phối hợp với tổ chức đảng có thẩm quyền để giảiquyết khiếu nại; giáo dục đối tượng khiếu nại thực hiện đầy đủ các yêu cầu củatổ chức đảng giải quyết khiếu nại; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyếtkhiếu nại của tổ chức đảng cấp trên.

– Phạm vi giảiquyết khiếu nại:

+ Chỉ giải quyếtnhững nội dung quyết định kỷ luật đảng mà đối tượng bị kỷ luật có khiếu nại.

+ Tổ chức đảng cấptrên chỉ giải quyết khiếu nại kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp đã quyếtđịnh kỷ luật hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại.

+ Uỷ ban kiểm traphải giải quyết hoặc giúp cấp uỷ giải quyết thư khiếu nại về kỷ luật đảng thuộcphạm vi trách nhiệm của cấp mình, trước hết phải giải quyết những trường hợp bịxử lý khai trừ (đối với đảng viên), giải tán (đối với tổ chức đảng) hoặc nhữngtrường hợp có liên quan đến nhân sự cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể.

+ Trường hợp ngườibị thi hành kỷ luật có khiếu nại chưa được giải quyết mà đã qua đời thì tổ chứcđảng vẫn phải xem xét, giải quyết. Nếu thân nhân (cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con)có đề nghị cho biết kết quả thì thông báo tóm tắt kết quả giải quyết khiếu nạicho tổ chức đảng nơi cư trú và thân nhân của người đó biết.

+ Không giải quyếtnhững trường hợp khiếu nại sau đây: quá thời hạn một tháng theo quy định của Điềulệ Đảng; đã hoặc đang được cấp trên có thẩm quyền giải quyết; đã được cấp có thẩmquyền cao nhất xem xét, kết luận, nay khiếu nại tiếp, nhưng người khiếu nạikhông cung cấp được tài liệu, chứng cứ mới để làm rõ sự việc; bị tòa án quyết địnhhình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên chưa được toà án có thẩm quyền quyếtđịnh huỷ bỏ bản án; cá nhân, tập thể và tổ chức đảng khiếu nại hộ cho tổ chức đảng,đảng viên bị thi hành kỷ luật; khiếu nại khi chưa có quyết định kỷ luật của tổchức đảng có thẩm quyền. Thư khiếu nại về xử lý hành chính, về lịch sử chính trị,tính tuổi đảng, xoá tên trong danh sách đảngviên,… thì chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và báo cho ngườikhiếu nại biết.

– Cách tiến hành:

+ Khi nhận đơn khiếunại, tổ chức đảng phải báo cho người khiếu nại biết và yêu cầu chờ giải quyết;trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển tổ chức đảng có thẩmquyền giải quyết.

Phải nghiên cứu kỹhồ sơ kỷ luật và gặp đối tượng khiếu nại để nắm vững nội dung khiếu nại. Khiđang giải quyết khiếu nại, nếu đối tượng tự nguyện có đơn xin rút thì thôi giảiquyết. Tuyệt đối không được ép buộc đối tượng rút đơn khiếu nại.

Làm việc với các tổchức đảng (đã đề nghị, quyết định kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật) đểtrao đổi về nội dung vi phạm, tình tiết, diễn biến của sự việc dẫn đến xử lý kỷluật; làm rõ những điểm khác nhau giữa nội dung khiếu nại kỷ luật với quyết địnhkỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có) trước đây; trao đổi về nộidung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân của vi phạm; biểu quyết đề nghịhình thức kỷ luật.

Việc chuẩn y, thayđổi, xoá bỏ hình thức kỷ luật trước đây thuộc trách nhiệm của các tổ chức đảngcó thẩm quyền. Qua làm việc, nếu có vấn đề chưa rõ thì phải tiếp tục thẩm tra,xác minh để kết luận.

+ Do nhiệm vụchính trị của từng thời kỳ cách mạng khác nhau, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ cụthể của mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực không giống nhau, nên khi giải quyết khiếu nạikỷ luật đảng, nhất là những vụ kỷ luật xảy ra đã lâu mà đơn khiếu nại vẫn cònthời hiệu giải quyết, phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, không máy móc, cứng nhắcnhưng cũng không được giản đơn, tuỳ tiện.

– Quyền chuẩny, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật.

+ Chỉ có đảng uỷ cơ sở, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và uỷban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên mới có thẩm quyền chuẩny, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật đối với đảng viên do tổ chức đảng cấpdưới đã quyết định. Chỉ có cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ từ huyện, quận và tươngđương trở lên mới có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luậtđối với tổ chức đảng do cấp uỷ cấp dưới quyết định. Trường hợp phải thay đổihình thức kỷ luật cao hơn, vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo tổ chức đảng cóthẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 36, Điều lệ Đảng.

+ Ban thường vụ, uỷban kiểm tra của đảng uỷ cơ sở có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật của đảngviên do chi bộ quyết định nhưng không có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoábỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị đảng uỷ cơ sở xem xét, quyết định.

5. Kiểm tra tàichính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.

– Chỉ có cấp uỷ,ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp và cơ quan tài chính cấp uỷ mớicó quyền kiểm tra tài chính của Đảng.

– Cấp uỷ các cấp chịu trách nhiệm quản lý tài chính của cấp uỷ cấp mìnhvà chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Cơ quan tài chínhcấp uỷ có trách nhiệm giúp cấp uỷ triển khai thực hiện các chủ trương công táctài chính của cấp uỷ cấp trên và cấp mình, quản lý và điều hành ngân sách; cơquan tài chính của cấp uỷ các cấp thừa uỷ quyền cấp uỷ làm chủ sở hữu tài sản củaĐảng.

– Quá trình kiểmtra, nếu có tố cáo phải thực hiện theo đúng quy định về giải quyết tố cáo. Cácvi phạm pháp luật trong quản lý tài chính, tài sản của Đảng, ngoài việc phải xửlý bằng kỷ luật đảng, nếu vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý bằng pháp luậtthì chuyển cơ quan pháp luật xử lý.

5.1. Nộidung:

– Đối với cấp uỷ cấpdưới:

+Kiểm tra việc ban hành các chủ trương, quy định, quyết định về tài chính của cấpuỷ.

Xem thêm:

+ Kiểm tra việc chấphành và chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới (cơ quan tài chính của cấp uỷ, các ban vàcấp uỷ cấp dưới) chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, chếđộ, nguyên tắc về tài chính của Đảng và Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắcthu chi, lập, phê duyệt dự toán, cấp phát, phê duyệt quyết toán, sử dụng tàichính, tài sản,…; việc chấp hành các quy định của Pháp lệnh kế toán và thốngkê, Luật ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực…;việc chấp hành các quy định về chế độ kế toán, chứng từ; việc kiểm tra tàichính đối với tổ chức đảng trực thuộc; kiểm tra việc uỷ quyền cho cơ quan tàichính làm chủ sở hữu tài sản của Đảng.

– Đối với cơ quantài chính cấp uỷ cùng cấp:

Kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,chế độ, chính sách về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nướctrong quá trình hoạt động tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; việc chấphành sự chỉ đạo, các chủ trương, quy định, quyết định của cấp uỷ cấp mình và cơquan tài chính cấp uỷ cấp trên; việc tham mưu cho cấp uỷ quyết định các chủtrương, chính sách, chế độ thu chi, quản lý tài chính và tài sản của Đảng; giúpcấp uỷ lập dự toán ngân sách, quản lý thực hiện ngân sách, báo cáo phê duyệtthanh quyết toán tài chính; việc chấp hành các quy định của Pháp lệnh kế toán

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *