Dạo này mình có quản lý một số website của công ty và gặp phải tình trạng hosting full RAM và CPU, mình có tìm hiểu qua cách khắc phục nên tiện thể share nó cho những ai gặp phải tình trạng này.

Đang xem: Physical memory usage là gì

Dưới đây là hình ảnh mình gặp phải IOPS, Physical Memory Usage, I/O Usage trong Cpanel cứ full và khi truy cập vào website bạn sẻ gặp phải lỗi 503, 502 hoặc 500.

*

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này nên bạn có thể thử qua các giải pháp dưới đây để tìm ra chính xác nguyên nhân. Mình áp dụng trên các website chạy trên mã nguồn WordPress nhé!

Tóm tắt nội dung

1. Xung đột Plugin

Có thể bạn sử dụng nhiều Plugin và trong các plugin đó sẻ xung đột với nhau sinh ra ngốn tài nguyên vô cùng, cách thử thì bạn tắt lần lượt các plugin đi rồi test hoặc bạn có thể sử dụng plugin P3 (Plugin Performance Profiler) để phân tích các queries của các plugin và các plugin làm chậm website của bạn.

Ngoài ra bạn cũng nên update các plugin và mã nguồn WP lên phiên bản mới nhất để chúng hoạt động hiệu quả hơn nhé.

Xem thêm:

2. Tăng giới hạn bộ nhớ PHP trong WordPress

Đầu tiên bạn cần chỉnh sửa tệp wp-config.php trên web WordPress của mình. Nó nằm trong thư mục gốc của trang WordPress và bạn cần phải sử dụng FTP client hoặc vào File manager trong control panel của hosting.

define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ’64M’);define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ’96M’);define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ‘128M’);

3. Sử dụng plugin cache

Sử dụng các plugin tạo cache như: WP Fastest Cache, LiteSpeed Cache, WP-Rocket, W3 Total Cache hoặc WP Super Cache để giúp tăng tốc website và giảm tải cho máy chủ.

Xem thêm:

4. Tối ưu hóa Database

Có nhiều plugin tối ưu hóa DB mà bạn có thể sử dụng như: Plugin WP-Optimize, WP-Sweep, WP-Rocket hoặc WP Fastest Cache phiên bản Premium.

Khuyên dùng!Advanced Database Cleaner để dọn dẹp và tối ưu hóa database cho các website sử dụng mã nguồn WordPress

*

5. Kiểm tra phiên bản PHP bạn đang sử dụng

Một số theme hoặc plugin bạn dùng có thể không tương thích với phiên bản PHP mà bạn đang sử dụng trên hosting và như vậy nó sẻ hoạt động không trơn tru và làm ngốn nhiều tài nguyên hơn, giải pháp đơn giản là bạn hãy sử dụng plugin PHP Compatibility Checker

6. Nén hình ảnh

Hình ảnh trên website bạn có thể nhiều và quá nặng sẻ làm hosting yếu sẻ bị quá tải vì thế bạn có thể nén các hình ảnh lại và up ngược lên website với tiện ích nén hình ảnh mà mình có giới thiệu ở bài viết sau

7. Xóa các file hoặc thư mục tạm trên cpanel

Bạn đăng nhập vào cpanel và xóa các thư mục tạm đi để giải phóng bộ nhớ, mình sẻ xóa các file hoặc folder trong thư mục tmp

/ tmp / analog/ tmp / AWStats/ tmp / Webalizer/ tmp / webalizerftp

*

8. Thay đổi nhà cung cấp host hoặc sử dụng VPS

Để tiết kiệm thì mình cứ tạm thời sử dụng hosting hiện tại (Hawkhost) nhưng hết hạn mình sẻ chuyển qua một nhà cung cấp web hosting tốt hơn có datacenter tại Châu Á như A2hosting hoặc Stablehost …

Ngoài ra bạn cũng nên xóa luôn các bản backup nằm trên host (softaculous_backups) nếu không cần thiết (tất nhiên các bản backup này bạn nên tải về máy tính và lưu trữ)

Cập nhậtMình đã không còn xài host nữa mà chuyển sang dùng VPS của nhà cung cấp Upcloud (cá nhân) , Linode (đang dùng cho công ty) – Bạn có thể xem chi tiết các nhà cung cấp VPS tốt tại đây

Việc sử dụng và quản lý VPS không khó như bạn nghĩ đâu, chỉ cần bỏ ra vài ngày tìm hiểu là bạn có thể quản trị được ngay thôi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *