Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ với các bạn về công việc Content Manager của mình, công việc này là gì, làm thế nào mình được làm ở vị trí đó và tại sao mình yêu thích nó.

Đang xem: Phần mềm luyện viết tiếng anh

Chắc bạn còn nhớ mình xuất phát điểm không hề biết gì về Marketing ngoài những kiến thức vô cùng cơ bản được học ở trường đại học và khả năng viết tiếng Anh chút chút về Technical Writing, còn Content Writing thì không biết gì. Thế nhưng, sau khoảng vài tháng mình đã bắt nhịp được với công việc, các bài viết nhận được nhiều lời khen từ độc giả nước ngoài và được giao review bài của các bạn khác trong team.

Vậy làm thế nào mình đạt được điều này? Đó chính là nhờ hai công cụ GrammarlyHemingway App Editor. Gần như mình sử dụng chúng mỗi ngày, bất kể viết blog, ebook hay viết email, mình đều dùng đến nó để kiểm tra lỗi viết. Mình chắc chắn nếu bạn kiên trì luyện tập với sự hỗ trợ của hai công cụ này thì bạn hoàn toàn có thể tự học viết tiếng Anh mà không cần tới trung tâm nào cả.

Tool 1: Grammarly

Chắc nhiều bạn đã biết đến công cụ này rồi vì nó rất, rất nổi tiếng. Đây là một tool vô cùng hiệu quả để kiểm tra các lỗi sai khi viết. Có phiên bản Free, dễ sử dụng, thuận tiện và không quá khó để làm quen cho dù bạn mới dùng lần đầu. Mình rất “recommend” các bạn dùng tool này nhé. Kể cả bạn đang ôn IELTS writing, ôn TOEIC, GMat hay đơn giản là luyện viết tiếng Anh bình thường thì Grammarly cũng đều rất có ích.

Grammarly dành cho tất cả những ai đang sử dụng tiếng Anh cả trong công việc lẫn học tập: học sinh, blogger, nhà văn, copywriter, content writer, người đi làm ở công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia… Tất cả dùng được hết.

Dùng Grammarly như thế nào?

Dùng Grammarly rất đơn giản. Nó giúp bạn kiểm tra lỗi viết khắp mọi nơi, từ Word, Google Docs, Outlook, Gmail, Facebook Messenger, Facebook post, Medium, LinkedIn. Bạn có thể tải Grammarly Chrome plugin, tải phần mềm Grammarly cho desktop (cả Windows lẫn Mac), hoặc tải ứng dụng này cho smartphone của bạn (điện thoại dùng hệ điều hành Android hoặc iOS).

Nếu dùng Grammarly Chrome plugin, bạn sẽ thấy một icon màu xanh lá cây ở góc trên bên phải trình duyệt. Mỗi lần viết email, đăng bài Facebook… mà có lỗi thì Grammarly sẽ báo cho bạn, ví dụ:

*

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Grammarly bản web:

Bước 1: Truy cập trang web Grammarly. Sau đó, login bằng Gmail hoặc Facebook hoặc tạo tài khoản mới.

*

Bước 2: Copy và paste nội dung bạn đã viết vào tool. Vì mình đã sử dụng Grammarly từ rất lâu rồi nên giao diện tài khoản mình sẽ có dạng thế này:

*

Hiện tại, Grammarly đang có hai phiên bản Miễn phí (giới hạn tính năng) và Premium. Gói Premium sẽ có nhiều tính năng tốt hơn, kiểm tra được nhiều loại lỗi hơn như là ngữ pháp, văn cảnh, cấu trúc câu, kiểm tra lỗi đạo văn…

Mình đang dùng gói Premium với giá 1 tháng là 29.95 USD/tháng (khoảng 697.000 VND). Bạn có thể mua theo quý thì $59.95 USD/quý (1.394.000 VND) hoặc theo năm là 139.95 USD (3.254.000 VND). Mức giá này không quá cao nếu so với việc nó sẽ giúp bạn tự rèn luyện khả năng viết tiếng Anh mà không cần đi học trung tâm nào cả.

Nếu bạn không có khả năng hoặc chưa muốn dùng gói Premium thì bạn cũng có thể dùng bản Free. Hiện tại, bạn được dùng thoải mái, check bao nhiêu bài cũng được, nhưng chỉ giới hạn ở việc kiểm tra ngữ pháp đơn giản và lỗi spelling (đánh vần) mà thôi. Trước mình không viết Content Marketing nên chỉ xài bản Free, thấy cũng ổn. Sau khi làm công việc này mình mới chuyển lên bản Premium.

Và thực sự là công cụ này đã giúp mình cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh rõ rệt.

Grammarly giúp mình những việc gì?

Nhiều lắm, nhưng về cơ bản là thế này:

1. Kiểm tra ngữ pháp, câu cú xem thử đã viết đúng chưa, dùng dấu chấm câu có hợp lý không, cần sửa chỗ nào, nên dùng dấu nào cho phù hợp, có sử dụng nhiều câu bị động không, có lặp từ không… Việc kiểm tra và đề xuất sửa lỗi đều trong thời gian thực (real-time) – nghĩa là bạn vừa copy và paste bài vào Grammarly thì tầm khoảng 1 phút sau là bạn sẽ thấy các kết quả.

*

2. Kiểm tra lỗi đạo văn (Plagiarism) để xem thử mình có “copy” nguyên văn câu của các tác giả khác không. Nhờ đó, mình sẽ biết chỗ nào cần phải viết lại theo ngôn từ của mình.

*

3.

Xem thêm:

Và cuối cùng là cái mình thích nhất. Grammarly giúp mình tự chỉnh sửa, tự học viết tiếng Anh khi không có ai giúp. Nó cho mình biết cả mức độ dễ đọc (readability) ở bài của mình, câu có đang bị quá dài không, người ta sẽ mất bao lâu để đọc hết bài này… Mình đang định hình phong cách viết của bản thân là Simple Writing – viết đơn giản nên những chỉ số này rất hữu dụng.

Dùng Grammarly rồi thì không cần nhờ ai check bài cho nữa?

Grammarly rất tốt, nhưng mình cũng nhấn mạnh rằng, vì nó chỉ là một công cụ được phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) nên chắc chắn, nó không thể hoàn hảo – không thể thay thế con người.

Chẳng hạn, nó giúp bạn kiểm tra lỗi và đưa ra nhiều đề xuất sửa lỗi thông minh. Nhưng về logic của bài viết, ý nghĩa bạn muốn truyền tải thì nó không check được. Chưa kể, đôi khi việc bạn giản lược câu hay cố tình viết “sai” ngữ pháp để tạo phong cách riêng hoặc có ngụ ý riêng thì Grammarly vẫn cho đó là một lỗi, đơn giản vì nó được lập trình để hoạt động theo các quy tắc đã định sẵn.

Nếu bạn dùng Grammarly cộng thêm có những người khác review bài viết cho nữa thì mình chắc chắn, trong thời gian không lâu kỹ năng viết tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên rất nhanh chóng. Mình là một bằng chứng thật. Điển hình là bài viết Gymshark Case Study của mình nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Hôm trước còn có một độc giả từ Australia gửi email cho mình như thế này:

Chỉ có 3 từ: “Cám ơn Grammarly”!

Tool 2: Hemingway App Editor

Ngoài Grammarly thì mình còn dùng một công cụ khác nữa, đó là Hemingway App Editor. Công cụ này giúp mình kiểm tra mức độ dễ đọc của bài viết, kiểm tra số lượng câu bị động và trạng từ đang sử dụng, gợi ý chỉnh sửa câu để dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, mức độ chi tiết và cụ thể về các lỗi thì không bằng Grammarly được.

Phiên bản dạng web của Hemingway App Editor hoàn toàn miễn phí (mình đang dùng bản này). Bạn chỉ cần copy bài viết vào giao diện trình chỉnh sửa, sau đó, nó sẽ tự động thăm dò và kiểm tra các vấn đề trong bài của bạn. Những câu nào quá dài hoặc đang sử dụng bị động, trạng từ không cần thiết, nó sẽ làm nổi bật bằng các màu như thế này:

Màu xanh nhạt: Bạn đang sử dụng trạng từ không cần thiết, nên cân nhắc bỏ nó đi hoặc viết lại câu cho phù hợp.Màu xanh lá cây: Bạn đang sử dụng câu bị động, nên điều chỉnh sang câu chủ động để dễ đọc hơn.Màu tím: Từ có thể được thay bằng một từ khác đơn giản hơn.Màu vàng: Số lượng câu khó đọc trong tổng số câu bạn đã viết.Màu đỏ: Số lượng câu rất khó đọc trong tổng số câu bạn đã viết.

Bạn có thể chỉnh sửa bài viết ngay trên giao diện ứng dụng. Các thay đổi ở menu được hiển thị trong thời gian thực, nghĩa là nếu sửa đúng thì các thang chấm ở menu sẽ được cập nhật ngay lập tức.

Khi dùng Hemingway App Editor có một điểm bạn cần lưu ý đó là Readablity (độ dễ đọc). Khác với Grammarly, Readability ở đây ám chỉ “lớp”. Ví dụ, như bài viết trên của mình có Grade là 5 thì ở đây nghĩa là một học sinh lớp 5 có thể hiểu được bài của mình. Nếu Grade là 1 thì nghĩa là học sinh lớp 1 hiểu được những bài của bạn – quá dễ hiểu rồi.

Xem thêm:

Ngoài hai công cụ đắc lực này, mình không dùng thêm tool nào khác. Cả hai đều đáp ứng gần như tất cả những gì mình đang cần và giúp mình vô cùng nhiều trong luyện viết tiếng Anh nên chẳng có gì khiến mình dừng sử dụng chúng cả.Hy vọng chúng cũng sẽ có ích cho bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *