Trong bài này mình sẽ giới thiệu với các bạn mô hình MVC là gì? và đây cũng là bài mở đầu cho project MVC căn bản dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu về MVC. Trong serie này mình sẽ làm một demo nho nhỏ về MVC xây dựng chức năng quản lý tin tức.

Đang xem: Mô hình mvc trong php

*

*

Hiện nay trên mạng có khá nhiều serie về MVC và họ viết rất nhiều cách khác nhau, riêng đối với serie này của mình thì không cần dùng dao to búa lớn làm gì mà chỉ hướng dẫn sử dụng tạo project theo mô hình MVCvàthông qua project này các bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của từng tầng và như vậy là mình đã thành công rồi. Còn bây giờ ta vào bài học chính nhé.

1. Mô hình MVC là gì?

Từ hồi đi học mình đã tiếp xúc với mô hình 3 lớp, đến khi ra trường thì mình mới tiếp xúc tới mô hình MVC và mình bắt đầu tìm hiểu từ đó. Kể ra lúc đó cũng ngu, mà ngu một phần thôi mà vì nghèo nhiều hơn,mình học công nghệ thông tin nhưng không có điều kiện vật chất để sở hữu máy tính sớm nên không có cơ hội học online được, mãi khi ra trường mới được mở rộng tâm mắt.

MVC là chữ viết tắt của Model – View – Controller, đây là một mô hình kiến phần mềm được tạo ra với mục đích quản lý và xây dựng dự án phần mềm có hệ thống hơn. Mô hình này được dùng khá rộng rãi và đặc biệt là trong các ngôn ngữ lập trình web. Trong PHP hiện tại có khá nhiều Framework và tất cả đều xây dựng từ mô hình MVC, từ đó bạn có thể thấy sự quan trọng của nó như thế nào rồi đấy.

Xem thêm: Download Source Code Web Bán Hàng Php Miễn Phí, Website Bán Hàng Cực Đẹp Full Code (Php & Mysql)

Bài viết này được đăng tại

Trong mô hình này thì:

Model: có nhiệm vụ thao tác với cơ sở dữ liệu, nghĩa là nó sẽ chứa tất cả các hàm, các phương thức truy vấn trực tiếp với dữ liệu và controller sẽ thông qua các hàm, phương thức đó để lấy dữ liệu rồi gửi qua ViewView: có nhiệm vụ tiếp nhận dữ liệu từ controller và hiển thị nội dung sang các đoạn mã HTML, bạn có thể hiểu nôm na đây người ta còn gọi là thành phần giao diện.Controller: đóng vài trò trung gian giữa Model và View. Nó có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu từ client sau đó xử lý request, load model tương ứng và gửi data qua view tương ứng rồi trả kết quả về cho client

Để rõ ràng hơn thì bạn xem hình dưới đây:

Nhìn vào mô hình này các bạn thấy giữa model và view không hề có mối liên hệ mà nó sẽ thông qua controller để giao tiếp với nhau. Hiện trên mạng có khá nhiều mô hình vẽ ra nhưng mình thấy nó quá rắc rối nên mình chọn hình này cho bạn dễ hiểu nhất.

2. Ưu điểm và nhược điểm mô hình MVC

Bây giờ mình liệt kê một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình MVC nhé.

Xem thêm: Những Cách Cắm Hoa Tulip Giả Uyên Shop, Hoa Tulip, Bình Hoa Tulip

Ưu điểm:

Hệ thống phân ra từng phần nên dễ dáng phát triểnChia thành nhiều modun nhỏ nên nhiều người có thể làm chung dự ánVấn đề bảo trì cũng tương đối ok, dễ nâng cấpDễ dàng debug trong quá trình xây dựng

Nhược điểm:

Hệ thống sẽ chạy chậm hơn PHP thuần, tuy nhiên nó ko phải là vấn đề :DXây dựng cầu kì và mất thời gian để xây dựng thư viện, cấu trúc

Xét về ưu và nhược thì rõ ràng nên xử dụngMVC phải không nào các bạn 😀

3. Luồng xử lý trong mô hìnhMVC

Ok bây giờ mình sẽ đưa ra một ví dụ về luồng xử lý trong mô hình MVC nhé.

Giả sử bạn đang xem một bài tuts trên website darkedeneurope.com có URL làhttps://darkedeneurope.com/rewrite-url-trong-codeigniter-344.html thì hệ thống MVC sẽ xử lý như sau:

Bước 1: Dựa vào yêu cầu của bạn là xem bài viết có id=344 nên controller sẽ gọi tới một hàm lấy dữ liệu theo id trong modelBước 2: Sau khi có dữ liệu controller sẽ gửi qua View, lúc này view có nhiệm vụ xử lý dữ liệu và convert thành nhữn đoạn mã HTMLBước 3: Sau khi view kết thúc thì controller sẽ gửi trả nội dung HTML của view về cho client nên bạn sẽ xem được nội dung của bài tus có id=344

Cũng hơi rắc rối nhưng hy vọng bạn hiểu :3

4. lời kết

Đây là bài đầu tiên trong serie xây dựng project MVC nên mình chỉ giới thiệu khái niệm mô hình MVC là gì, các thành phân cơ bản trong mô hình MVC như model, controller và view. Bài này về khái niệm mình viết ở dạng hiểu riêng nên có thể nó không giống với những bài ở các trang khác nhưng chung quy lại nó cũng giống nhau cả thôi. Bài tiếp ta học cách xây dựng cấu trúc folder trong mô hình MVC,chúc bạn học tốt

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *