Theo quan niệm xa xưa thì việc bà bầu cắt tóc trong thai kỳ là điều đại kỵ, không những thế còn mang lại nhiều điềm gở. Tuy nhiên, quan niệm kiêng cữ khi bầu bí không phải cái gì cũng đúng. Vậy bà bầu có nên cắt tóc không? để có được câu trả lời cho vấn đề này, mời các bà bầu hay cùng tham khảo nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Đang xem: Mang thai có nên cắt tóc không

Bà bầu có nên cắt tóc không?

Bà bầu có nên cắt tóc không? là thắc mắc của rất nhiều chị em. 9 tháng mang thai là hành trình tuyệt vời nhất đối với mỗi người phụ nữ, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn. Do đó, trong lần đầu làm mẹ này, hầu hết chị em đều học hỏi kinh nghiệm từ các mẹ các bà. Mặc dù những kinh nghiệm truyền miệng này đều xuất phát từ mục đích muốn tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn đúng theo khoa học, do đó các bà bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

*

Điển hình nhất là tuyệt đối không được cắt tóc trong thai kỳ. Đây đã trở thành điều lưu truyền nhiều đời nay. Từ xa xưa ông bà ta đã có câu “Cái răng cái tóc là góc con người” nhằm nhấn mạnh đến sự quan trọng của mái tóc. Theo đó mái tóc không chỉ là nét đẹp chuẩn mực của người phụ nữ mà còn để bảo vệ và thể hiện tình trạng sức khoẻ của người đó. Chính vì vậy, người xưa cho rằng, việc bà bầu cắt tóc cũng giống như đã làm mất đi 1 phần sức khỏe. Thậm chí nhiều người còn tin bà bầu cắt tóc còn có thể rút ngắn tuổi thọ hoặc gặp nhiều chuyện không may, dễ xảy ra đau ốm bất chợt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc bà bầu cắt tóc gây ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe người mẹ. Ngược lại một số chuyên gia còn khuyên bà bầu nên cắt tóc trong thời gian này để tránh tình trạng nóng bức, khó chịu dễ gây mệt mỏi, cáu gắt và việc gội đầu cũng dễ dàng thuận tiện tiện hơn, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu sau sinh cũng lựa chọn việc cắt tóc để gọn gàng, thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.

Như vậy bà bầu có nên cắt tóc không? câu trả lời là hoàn toàn có thể cắt tóc được. Nhưng bà bầu cần lưu ý là chỉ nên cắt tỉa đơn giản, không nên sử dụng các sản phẩm tạo kiểu khác như thuốc xịt, thuốc nhuộm, duỗi, uốn,… vì chúng có chứa các chất độc hại nên có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Đồng thời, mẹ nên tránh đến những tiệm tóc đông người, vì ngồi trong một không gian đông người quá lâu sẽ dễ mệt mỏi.

Cách chăm sóc tóc khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một loại nội tiết tố và hầu hết chúng đều ở trong trạng thái thay đổi liên tục hoặc tăng cao. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai bà bầu sẽ nhận thấy nhiều điều bất thường xảy ra với độ dài và kết cấu của tóc, chẳng hạn như tóc thưa thớt, khô xơ hơn, rụng nhiều khi gội đầu,… Do đó, ngoài việc cắt tóc thì việc biết cách chăm sóc tóc khi mang thai sẽ giúp cho mái tóc khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, bà bầu sẽ phần nào hạn chế được việc rụng tóc sau sinh.

Dưới đây là một số cách chăm sóc tóc khi mang thai mà bà bầu có thể tham khảo đó chính là:

+ Tránh nhuộm tóc: Việc nhuộm tóc không chỉ khiến cho tóc bị yếu, xơ dễ gây rụng mà còn còn làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu việc nhuộm tóc có thể gây sảy thai hoặc các tác dụng không mong muốn khác.

+ Massage với tinh dầu: Một trong những phương pháp dưỡng tóc an toàn cho các bà bầu đó chính là dùng tinh dầu để massage cho tóc. Các loại tinh dầu được nhiều bà bầu lựa chọn đó là: tinh dầu oliu, dầu dừa, dầu oải hương, dầu hoa hương thảo, hoa cúc,… Bà bầu có thể thực hiện massage bằng cách đổ tinh dầu ra lòng bàn tay, xoa đều, sau đó thoa lên tóc và da đầu rồi kết hợp massage nhẹ nhàng.

*

+ Chọn dầu gội và dầu xả thích hợp: Một trong những bí quyết chăm sóc tóc cho bà bầu là chọn loại dầu gội và dầu xả tốt. Dầu gội có tác dụng làm sạch tóc và có mùi thơm. Ngoài ra, nếu sản phẩm chứa các thành phần phù hợp cũng có thể cải thiện và kiểm soát các tình trạng tóc như gàu. Còn dầu xả dưỡng ẩm tốt chứa các chất dinh dưỡng làm mềm và nuôi dưỡng tóc. Sản phẩm sẽ điều chỉnh độ pH của tóc và làm mịn lớp biểu bì tóc (lớp bảo vệ bên ngoài bao phủ từng sợi tóc).

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội khác nhau. Do đó, các bà bầu nên lựa chọn đúng loại dầu gội cho từng chất tóc, vì các loại tóc gầy, tóc khô – xơ,… đều có loại đặc trị. Lưu ý nên chọn những loại dầu gội có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng.

+ Hạn chế chải tóc ướt: Khi tóc ướt rất yếu và dễ gãy rụng, vậy nên các bà bầu sau khi gội đầu xong nên hạn chế chải tóc vì lúc này các sợi tóc rất dễ gãy rụng.

Xem thêm: : Check If Checkbox Is Checked Using Jquery, Check If Checkbox Is Checked Using Jquery

+ Không buộc tóc quá chặt: Việc buộc tóc sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn, đặc biệt là những kiểu buộc tóc như: buộc tóc đuôi ngựa, búi tóc,… đồng thời các bà bầu cũng nên hạn chế việc buộc tóc quá lâu. Thay vào đó, bà bầu nên lựa chọn những kiểu tóc đơn giản và gọn gàng.

+ Giải tỏa căng thẳng: Việc bà bầu thường xuyên căng thẳng, stress cung là một trong những nguyên nhân khiến cho tóc bị rụng. Lý do là bởi khi căng thẳng có thể kích thích rụng tóc và khiến cho các tế bào bạch cầu tấn công các nang tóc. Để giải tỏa căng thẳng mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp như đi bộ hoặc tập các bài tập yoga,…

Ngoài ra, các bà bầu cũng nên chú ý đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, thường xuyên bổ sung vitamin, đạm cần thiết giúp tóc mềm mượt và chắc khỏe.

Những kiêng kỵ khi mang thai cần chú ý

Khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi để có thể đáp ứng cho việc phát triển của thai nhi. Chính vì thế, cơ thể của mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều, đồng thời hoạt động của hệ miễn dịch cũng suy giảm một cách đáng kể. Vì thế mọi hoạt động của thai phụ cần hết sức cẩn trọng để hạn chế rủi ro như sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ thai nhi. Cụ thể quá trình phát triển của thai nhi được chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và giai đoạn 3 tháng cuối. Đây cũng là những cột mốc vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần hiểu rõ mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi có những thay đổi quan trọng như thế nào để có chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp.

Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi thì việc kiêng kỵ trong khoảng thời gian mang thai là điều hết sức cần thiết đối với mẹ bầu. Theo đó, để quá trình mang thai và sinh con diễn ra một cách thuận lợi nhất thì khi mang thai mẹ bầu cần phải kiêng kỵ một số điều dưới đây:

Kiêng kỵ khi mang thai trong sinh hoạt

Các hoạt động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, vì thế mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý. Sau đây là một số điều cần kiêng kỵ khi mang thai trong đời sống sinh hoạt đó là:

Chú ý khi dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra dị tật hoặc biến đối giới tính ở thai nhi. Do đó trước khi dùng thuốc các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.Cẩn thận trong vận động và di chuyển: Để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên di chuyển nhẹ nhàng và sử dụng các đôi giày đế bằng êm chân. Tuyệt đối không được làm việc nặng, chạy nhảy và hạn chế lên xuống cầu thang nhiều lần,…Tránh tiếp xúc hóa chất: Nếu phát hiện bản thân đang mang thai thì bạn cần hạn chế tiếp xúc với chúng một cách tối đa. Trong đó phổ biến là các loại hóa chất như: thuốc nhuộm tóc, gel sơn móng tay, xà phòng, chất tẩy rửa,…Không với lên quá cao hoặc leo trèo: Việc đưa tay lên quá cao sẽ gây dằng quật đối với thai nhi, nếu mẹ bầu có thói quen này này cần phải bỏ ngay vì có thể khiến thai nhi bị quấn nhau nhiều lần và nguy cơ dẫn đến nguy cơ tử vong. Còn việc leo trèo sẽ khiến cổ tử cung bị giãn nở và dẫn đến tình trạng sinh non hoặc bể nước ối sớm,…Ngâm mình quá lâu trong nước nóng: Lý do là bởi lúc này, nước nóng sẽ khiến cho âm đạo nóng lên, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hình não của thai nhi và làm gia tăng nguy cơ sinh non.Không dùng máy tính trong thời gian dài: Vì việc này sẽ khiến mẹ làm tăng nguy cơ stress thai kỳ và ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bên cạnh đó, tĩnh điện và điện từ trong máy tính phát ra còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thị lực của mẹ bầu.Chuyện vợ chồng: Khi mang thai mẹ bầu vẫn có thể quan hệ bình thường nhưng cần phải chú ý nhẹ nhàng. Tuy nhiên nếu trường hợp mẹ có nguy cơ sinh non, ra máu âm đạo bất thường, rò rỉ nước ối,… thì tuyệt đối không được quan hệ tình dục trong thai kỳ để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi. Thời điểm quan hệ thích hợp nhất cho mẹ bầu là từ tuần 12 – 36 của thai kỳ.Một số thói quen sinh hoạt cần tránh khác: Mẹ bầu cần tránh thức quá khuya, không nên tiếp xúc với thú nuôi trong nhà, không dùng tay xoa bụng hoặc xoa nắn ngực, tránh sử dụng lò vi sóng hoặc bếp từ, không uống thuốc Đông y trong 3 tháng đầu của thai kỳ, không tắm hoặc gội đầu bằng nước quá nóng quá lạnh, không mặc quần áo chật chội hoặc ngồi xổm…

*

Kiêng kỵ khi mang thai trong chế độ ăn uống

Một chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời thai nhi cũng được cung cấp đầy đủ các khoáng chất thiết yếu để phục vụ cho quá trình hình thành cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung thì mẹ bầu cũng cần phải kiêng kỵ các loại thực phẩm dưới đây:

Đồ uống chứa cafein, có cồn và thuốc lá: Trường hợp nếu mẹ tiêu thụ lượng lớn đồ uống chứa caffein sẽ khiến thai nhi giảm phát triển về chiều cao, gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Còn đồ uống có cồn và khói thuốc lá là nhóm thực phẩm độc hại đối với sức khỏe và làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, dị tật thai hoặc suy dinh dưỡng thai.Đồ ăn tái sống: Trong đồ ăn tái sống chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, do đó nếu mẹ bầu sử dụng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, làm cho hệ tiêu hóa gặp vấn đề như đầy bụng, tiêu chảy… dẫn đến co bóp tử cung, sảy thai đặc biệt là 3 tháng đầu.Đồ ăn chứa nhiều muối: Bời việc ăn đồ ăn chứa nhiều muối trong giai đoạn mang thai sẽ dễ gây phù thũng và làm tăng huyết áp đột ngột. Thậm chí là nhiễm độc thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Phần Mềm Tvr Plus Download, Gadmei Tvr Software And Downloads (Tvr Plus

Kiêng gia vị có tính nóng: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh ăn các loại gia vị có tính nóng trong nấu nướng như tiêu, ớt, quế,… vì trong quá trình mang thai, hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động rất kém nên có nguy cơ bị táo bón và trĩ là rất cao. Ở những trường hợp táo bón nặng nếu rặn nhiều khi đi vệ sinh sẽ làm gia tăng nguy cơ vỡ ối sớm và sinh non.Các loại thực phẩm khác: Ngoài ra mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng các loại nước lạnh, các loại cá biển nhiễm chì hoặc kim loại nặng, kiêng mực và cua trong 3 tháng đầu, đồ ăn khó tiêu hóa, gan động vật chứa nhiều vitamin A, đồ ăn chế biến công nghiệp chứa chất bảo quản, đồ ăn quá ngọt hoặc quá bổ,…

Nguồn tham khảo:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *