Người xưa nói vẫn “bệnh là do bảy phần tâm…” mà ra, thân – tâm vốn là hợp nhất, vậy nên thân đi nghỉ mà tâm vẫn thổn thức thì chẳng ích gì. “Thất tình” thì ai ai cũng vướng ít nhiều, tâm xả bỏ được bao nhiêu thì thân sẽ thấy nhẹ nhõm bấy nhiêu.

Đang xem: Làm sao thoát khỏi thất tình lục dục

Theo Đông y, “Thất tình” là bảy trạng thái tâm tình, gồm có: Hỷ – Nộ – Ưu – Tư – Bi – Khủng – Kinh.

1. Thất tình tương thắng

“Thất tình” là: Hỷ – Nộ – Ưu – Tư – Bi – Khủng – Kinh. “Hỷ” là vui vẻ, sung sướng; “nộ” là tức giận; “ưu” là u sầu, buồn bã; “tư” là tư lự, lo nghĩ, “bi” là đau buồn, đau thương; “khủng” là sợ hãi; “kinh” là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, “thất tình” được sử dụng để chỉ 7 loại “tình chí” (tình cảm, tinh thần) – có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật.

Xem thêm: Cùng Nhau Buff Sao Bẩn Liên Quân Mobile: Tình Trạng “Buff Bẩn Nghìn Sao”

*

Theo quan điểm “Hình thần hợp nhất” của Đông y, hệ thống Tạng phủ trong nhân thể không chỉ đảm nhiệm các chức năng sinh lý, mà còn chi phối các hoạt động tình chí. Mỗi loại tình chí thông ứng với một Tạng nhất định: “Kinh” và “Hỷ” thông ứng với tạng Tâm; “nộ” ứng với tạng Can, “tư” ứng với tạng Tỳ; “bi” và “ưu” ứng với tạng Phế; “khủng” ứng với tạng Thận. Nói cách khác, tình chí là biểu hiện bên ngoài của hoạt động Tạng phủ; tựa như là chiếc “phong vũ biểu”, phản ánh tình trạng hoạt động của Tạng phủ bên trong cơ thể. Tạng phủ kiện toàn thì tinh thần sáng suốt, tâm trạng thoải mái. Và ngược lại, tình chí điều hòa, tâm trạng ổn định thì nội tạng cũng sẽ kiện toàn.

*

Ngoài thượng sĩ tu chính Đạo, ai ai cũng ít nhiều vướng phải tình chí… (Ảnh: Internet)Ngoài ra, thất tình còn có xu hướng gây tổn thương đối với Tạng thông ứng với nó, như sách “Nội kinh” đã nhận định: “Kinh, Hỷ thương Tâm; Nộ thương Can; Tư thương Tỳ; Bi, Ưu thương Phế; Khủng thương Thận”. Có nghĩa là kinh hãi và quá vui dễ gây tổn thương đối với tạng Tâm; tức giận dễ gây tổn thương đối với tạng Can; tư lự suy nghĩ quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Tỳ; bi thương, âu sầu quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Phế; sợ hãi quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Thận.Thất tình có thể gây bệnh, nhưng cũng có thể sử dụng để chữa trị bệnh. Tình chí thông ứng với Ngũ tạng, Ngũ tạng thông ứng với Ngũ hành – cho nên giữa các loại tình chí cũng có quan hệ tương sinh – tương khắc giống như Ngũ tạng và Ngũ hành. Cụ thể: Can Mộc khắc Tỳ thổ, cho nên “nộ” có thể “thắng” (khắc chế) “tư”; “Tỳ Thổ khắc Thận Thủy, nên “tư” có thể thắng “khủng”; Thận Thủy khắc Tâm Hỏa, nên “khủng” có thể thắng “hỷ”; Tâm can khắc Phế Kim, nên “hỷ” có thể thắng “bi”; Phế Kim khắc Can Mộc, nên “bi” có thể thắng “nộ”.Giữa các loại tình chí có mối quan hệ tương khắc theo Ngũ hành như vậy, cho nên khi một loại tình chí quá khích, gây tổn thương đối với một Tạng nào đó, có thể dùng một loại tình chí khác khống chế . “Bi thắng nộ, hỷ thắng ưu, khủng thắng hỷ; nộ thắng ưu, tư thắng khủng”. Nghĩa là “bi” – đau thương có thể lấn át, tiết chế “nộ” – sự tức giận. Tương tự: “hỷ” tiết chế được “khủng”. Người xưa gọi phương pháp sử dụng tình chí để chữa bệnh như vậy là “Tình chí tương thắng”; còn gọi là “Dĩ tình thắng tình”. Đó là một phương pháp trị liệu tâm lý hữu hiệu, rất độc đáo của Đông y. Hãy tìm hiểu một số ví dụ:

2. Dĩ nộ thắng tư

Hoa Đà là thần y, y thư còn ghi lại nhiều sự việc về tài chữa bệnh của ông, song chuyện Hoa Đà dùng thuật “kích nộ” để chữa bệnh thì ít thấy nói đến. Nhưng trong bộ chính sử “Tam Quốc Chí” lại có bệnh án rất đặc biệt, kể về chuyện Hoa Đà trị bệnh cho một quận thú.

Xem thêm:

*

Tĩnh tại mang lại bình an (Ảnh qua photodoska)Quận thú mắc nhiều bệnh, lâu ngày tư lự, nghĩ ngợi liên miên, chẳng còn thiết gì đến ăn uống, nên cơ thể ngày càng suy kiệt… Sau khi xem mạch, Hoa Đà thấy rằng, chỉ dùng “tâm thuật” mới có thể chữa khỏi được bệnh … Thế là, hàng ngày đòi chủ nhà phải cung phụng đủ thứ rượu ngon, sơn hào hải vị và đòi tiền thù lao rất cao. Ngày này qua ngày khác, Hoa Đà chỉ ăn uống vui chơi, chẳng kê đơn thuốc hay châm cứu. Quận thú rất tức giận. Mấy ngày sau, bỗng Hoa Đà bỏ đi, không thèm cáo từ, còn để lại một bức thư nhục mạ thậm tệ. Quận thú nổi trận lôi đình, liền sau gia nhân đuổi theo bắt giết. Gia nhân trở về báo không đuổi kịp. Quận thứ tức giận, thổ ra một đống máu đen… Thế nhưng lạ thay, sau đó bệnh giảm dần sức khỏe ngày càng tăng tiến…Sau này, Hoa Đà mới giải thích: Quận thú bị bệnh lâu ngày, tư lự quá độ, “tư tắc khí kết” (tư lự quá độ khiến khí cơ uất kết), khí kết thì huyết sẽ bị ứ đọng (huyết ứ). Chỉ có cách “kích nộ”, “nộ tắc khí nghịch”, tức giận kích thích khí vận hành ngược lên. Khí hành, thì huyết cũng hành. Huyết ứ sẽ theo khí nghịch lên, thổ ra ngoài và bệnh sẽ khỏi.Thực ra, Hoa Đà chưa hề nhận tiền bạc, gia nhân cũng không đuổi theo để bắt giết. Màn kịch trên được dàn dựng chỉ nhằm đạt tới mục đích: Lấy sự tức giận để hóa giải trạng thái tư lự, theo nguyên tắc mà Đông y gọi là “dĩ nộ thắng ưu”. Nộ thuộc hành Mộc, tư thuộc hành Thổ; Mộc thắng (khắc chế) Thổ, nên “nộ” có thể thắng “tư”, nhờ vậy mà Quận thú khỏi bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *