Thông qua bài viết này, mẹ bầu sẽ biết được các chỉ số siêu âm thai 37 tuần quan trọng, cũng như hình ảnh của thai nhi và những vấn đề thường gặp. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu về các chỉ số siêu âm thai 37 tuần

Trước khi tìm hiểu về các chỉ số siêu âm thai 37 tuần, chúng ta nên hiểu rõ vai trò của việc siêu âm trong giai đoạn này là gì.

Đang xem: Chỉ số thai nhi tuần 37

Siêu âm thai 37 tuần tuổi để làm gì?

Giống như những lần khám thai trước đó, mẹ bầu ở tuần 37 cần siêu âm kỹ lưỡng để kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi bằng cách đo nhịp tim, quan sát lượng nước ối và xác định các chỉ số quan trọng như đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, cân nặng ước tính,…

Ngoài ra, trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ tiên đoán hình thức sinh cho bạn (bình thường hay phẫu thuật) dựa trên ngôi thai. Bên cạnh đó, một số dị tật xuất hiện muộn sẽ được phát hiện (nếu có), điển hình là tật đầu nhỏ, giãn não thất, tắc lệ đạo, khiếm khuyết thông liên thất, u cơ vân, hẹp động mạch phổi, co thắt động mạch chủ, van ba lá, thận đôi, giãn thận, u nang buồng trứng,…

Dựa trên kết quả siêu âm thai, bác sĩ sẽ có chỉ định xử lý cũng như chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và trẻ kịp thời. Từ đó, hạn chế những rủi ro nguy hiểm trong giai đoạn cuối thai kỳ. Thế lúc siêu âm xong sẽ nhận được chỉ số quan trọng nào?

*

Siêu âm thai 37 tuần mang đến nhiều lợi ích

Các chỉ số siêu âm thai 37 tuần tuổi

Thông qua các chỉ số siêu âm thai 37 tuần, chúng ta có thể đánh giá được tình hình phát triển và sức khỏe tổng quát của thai nhi. Cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:

Chỉ số Thai nhi 37 tuần Thai nhi 37 tuần 1 ngày Thai nhi 37 tuần 2 ngày Thai nhi 37 tuần 3 ngày Thai nhi 37 tuần 4 ngày Thai nhi 37 tuần 5 ngày Thai nhi 37 tuần 6 ngày
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) 84 – 96 mm, trung bình 90 mm 84 – 96 mm, trung bình 90 mm 85 – 97 mm, trung bình 91 mm 85 – 97 mm, trung bình 91 mm 85 – 97 mm, trung bình 91 mm 85 – 97 mm, trung bình 91 mm 86 – 98 mm, trung bình 92 mm
Chiều dài xương đùi (FL) 66 – 79 mm, trung bình 70 mm 66 – 79 mm, trung bình 70 mm 66 – 80 mm, trung bình 70 mm 66 – 80 mm, trung bình 70 mm 67 – 80 mm, trung bình 71 mm 67 – 80 mm, trung bình 71 mm 67 – 81 mm, trung bình 71 mm
Chu vi vòng bụng (AC) 285 – 377 mm, trung bình 331 mm 288 – 376 mm, trung bình 332 mm 290 – 375 mm, trung bình 332 mm 292 – 374 mm, trung bình 333 mm 295 – 374 mm, trung bình 334 mm 297 – 373 mm, trung bình 335 mm 300 – 372 mm, trung bình 335 mm
Chu vi vòng đầu (HC) 314 – 352 mm, trung bình 333 mm 315 – 353 mm, trung bình 334 mm 315 – 354 mm, trung bình 334 mm 316 – 355 mm, trung bình 335 mm 317 – 355 mm, trung bình 336 mm 318 – 356 mm, trung bình 337 mm 318 – 357 mm, trung bình 337 mm
Cân nặng ước tính (EFW) 2513 – 3543 gam, trung bình 3028 gam 2538 – 3578 gam, trung bình 3058 gam 2562 – 3612 gam, trung bình 3087 gam 2587 – 3647 gam, trung bình 3117 gam 2613 – 3628 gam, trung bình 3147 gam 2637 – 3717 gam, trung bình 3102 gam 2661 – 3751 gam, trung bình 3062 gam

Nếu chỉ số thai ở tuần 37 nằm trong khoảng giới hạn hoặc chênh lệch đôi chút bạn không cần lo lắng, lúc này trẻ vẫn đang phát triển bình thường. Trong trường hợp các chỉ số siêu âm thai 37 tuần quá khác biệt, mẹ bầu hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý, vì về lâu dài có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Nếu muốn hiểu rõ hơn về các chỉ số này, mẹ có thể tham khảo thêm các ký hiệu trong siêu âm thai.

Bên cạnh các chỉ số siêu âm thai 37 tuần vừa kể ở trên, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến chỉ số nước ối. Thông thường, lượng nước ối trung bình dao động từ 800 ml – 1000 ml ở tuần thai thứ 37. Hiện tượng vỡ ối và rỉ nước ối có thể xuất hiện trong giai đoạn này vì đã rất gần với thời điểm lâm bồn. Nước ối sẽ chuyển từ trong sang đục tương tự nước vo gạo. Tuy nhiên mẹ bầu nên lưu ý, nếu nhiều hơn 1200 ml hoặc dưới 60 ml thì vô cùng nguy hiểm, cần được bác sĩ xử lý kịp thời.

Trên đây là các chỉ số siêu âm thai 37 tuần quan trọng, mẹ hãy theo dõi thật kỹ và chủ động trao đổi với bác sĩ nếu muốn nhận thêm tư vấn nhé. Vậy hình ảnh siêu âm thai tuần 37 như thế nào?

*

Mẹ bầu cần chú ý đến chỉ số quan trọng khi siêu âm

*

Hình ảnh siêu âm thai tuần 37

Thông qua các chỉ số siêu âm thai 37 tuần và hình ảnh, chúng ta sẽ nhận ra hình dáng của trẻ sơ sinh đã hoàn chỉnh, xương cứng cáp, đầy đủ tay chân. Lúc này, trẻ dài khoảng 49 cm và nặng 2,8 kg. Hệ thống não bộ bắt đầu phát triển, kết nối với các dây thần kinh chủ lực khắp cơ thể, truyền tín hiệu thích ứng ở tuần thai thứ 37. Ngoài ra, trẻ có thể thở ra, hít vào, nắm bàn tay, mút ngón tay, hình thành mắt và biết phản ứng với ánh sáng. Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu mọc ra móng tay và tóc.

Ngôi thai cũng được bác sĩ xác định, từ đó tiên lượng hình thức sinh nở. Đầu bé sẽ quay xuống dưới, nằm cố định trong tư thế sẵn sàng rời khỏi cơ thể mẹ. Nếu thai nhi chưa quay đầu, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp sinh thường hay phẫu thuật dựa vào tình trạng thực tế của bạn.

Xem thêm:

*

Ở tuần thai 37, trẻ dài khoảng 49 cm và nặng 2,8 kg

Các vấn đề hay gặp khi thai 37 tuần tuổi

Sau khi đã tìm hiểu về hình ảnh siêu âm thai tuần 37, mẹ bầu nên lưu ý thêm những vấn đề hay gặp trong giai đoạn này. Tinh thần và cơ thể mẹ sẽ chuyển biến theo quá trình phát triển của thai nhi. Lông ở lưng, bụng, ngực sẽ rậm hơn do sự thay đổi của Hormone. Sau 6 tháng kể từ lúc sinh, hiện tượng này sẽ giảm đi. Thông thường, mẹ có thể tiến hành tẩy lông nếu muốn, vì không ảnh hưởng đến em bé.

Hình dạng tròng mắt thay đổi do lượng nước tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu rất lớn. Khiến nước mắt chảy xuống cổ mà không làm trơn bề mặt giác mạc như bình thường. Vì thế, để làm dịu đi cảm giác khó chịu ở mắt, mẹ nên dùng nước nhỏ chuyên dụng. Trong khi bé vẫn đang tăng 14 gam mỗi ngày thì bạn đã ngừng tăng cân hoặc tăng rất ít. Thai phụ thường cảm thấy áp lực, mệt mỏi do vùng xương chậu bị trọng lượng của bé, lớp mỡ bảo vệ, nước ối (tổng cộng khoảng 10 kg) đè lên.

Cảm xúc của mẹ trở nên hỗn độn, dễ thức đêm, khó ngủ do thường xuyên buồn tiểu, sự nặng nề từ cơ thể cũng như các cơn gò gây ra. Thế nên mẹ cần tìm cách thư giãn, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, thở đều để bảo vệ sức khỏe. Chị em mang thai ở tuần 37 sẽ thường xuyên gặp các cơn co thắt, kèm theo đau phần bụng dưới. Đó chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã sẵn sàng cho thời điểm lâm bồn. Trong trường hợp tần suất cơn co thắt dưới 5 phút/lần và ngày càng ngắn, có thể là biểu hiện của sự chuyển dạ.

*

Mẹ bầu có thể gặp dấu hiệu chuyển dạ

Cổ tử cung lúc này rất nhạy cảm nên một số thai phụ gặp phải tình trạng chảy máu. Thế nhưng, nếu lượng máu xuất hiện nhiều, có thể đó là dấu hiệu bong nhau thai, bạn cần nhập viện ngay. Vậy thai 37 tuần tuổi đã sinh được chưa?

Thai 37 tuần tuổi đã sinh được chưa?

Khi thai kỳ ở tuần 37, để thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ, trẻ đã phát triển đầy đủ. Những dấu hiệu sắp chào đón em bé xuất hiện và mẹ đã bắt đầu làm quen dần. Nếu ngực không còn chạm da bụng, phần bụng có vẻ tụt xuống nghĩa là trong vòng 1 – 2 tuần tới, mẹ bầu sẽ lâm bồn. Kể từ khi siêu âm thai 37 tuần, chị em nên chuẩn bị tâm lý nhập viện bất kỳ lúc nào có dấu hiệu chuyển dạ để sinh con.

Xem thêm:

Dấu hiệu thường gặp chính là nước ối rỉ ra từ âm đạo và dịch âm đạo màu nâu đỏ xuất hiện nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể đối mặt với cơn buồn nôn, tiêu chảy, quặn thắt ruột, đau dữ dội một cách đột ngột. Trong đó, dấu hiệu chắc chắn nhất là khi xuất hiện cơn co thắt thường xuyên, dồn dập hơn khoảng 5 phút/lần. Tóm lại, mẹ bầu nên lưu ý thật kỹ từng biểu hiện của cơ thể trong giai đoạn này và nhanh chóng đến bệnh viện nhận hỗ trợ từ bác sĩ nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *