Làm thế nào để tăng tiết sữa sau sinh? Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào là cách tốt nhất giúp trẻ có tiền đề phát triển vững chắc. Hy vọng với những chia sẻ bên trên, tin rằng mẹ sẽ nắm được nguyên nhân hiện tượng không có sữa sau sinh và cách khắc phục hiệu quả.

Đang xem: Cách làm sữa mẹ xuống nhiều

10 Nguyên nhân khiến mẹ không tiết sữa sau sinh

Dưới đây là những nguyên nhân lý giải tại sao mẹ không có sữa sau sinh hay sữa chậm về, ít sữa hoặc thậm chí là không có sữa:

Độ tuổi của mẹ lúc sinh con

Việc phụ nữ sinh con khi tuổi đã cao cũng có thể là một lý do giải thích tại sao cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít, thậm chí là không có sữa.

Tâm lý căng thẳng, stress từ mẹ

Các bác sĩ đã xác định rằng căng thẳng là một trong nguyên nhân chính gây ra vô số chứng bệnh như lo lắng, bệnh tim, trầm cảm và sự sản xuất sữa mẹ diễn ra kém. Tâm lý căng thẳng, stress từ sự vất vả khi phải chăm con, áp lực từ sự tác động của gia đình có thể làm ức chế hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone oxytocin và sự xuống sữa.

Tần suất cho con bú

Trong một cữ bú của con, mẹ có thể xuất hiện phản xạ xuống sữa từ 1 – 2 lần. Phản xạ xuống sữa càng nhiều thì mẹ càng có nhiều sữa cho con bú.

Tình trạng sức khỏe của mẹ

Ảnh hưởng của kỳ kinh nguyệt

Sản phụ cho con bú đang trong kỳ kinh nguyệt có thể tiết ra ít sữa hơn do cơ thể bị mất nhiều máu. Người mẹ bị mắc một số bệnh dù có phải điều trị bằng thuốc hay không cũng đều ảnh hưởng nhất định đến sự xuống sữa.

Mất cân bằng nội tiết tố 

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu, có dạng con bướm, đóng vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị trục trặc sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không có sữa.

Estrogen và progesterone là hai hormon có liên quan đến sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì và khả năng sinh sản của phụ nữ. Prolactin hỗ trợ sự sản xuất sữa trong thời gian mang thai, trong khi oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Việc thiếu các hormone kể trên do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp hoặc bất kỳ yếu tố nào khác sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.

*

Sản phụ cho con bú đang trong kỳ kinh nguyệt có thể tiết ra ít sữa hơn do cơ thể bị mất nhiều máu

Bệnh đái tháo đường

Một trong những hormone quan trọng để sản xuất sữa mẹ là insulin. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ gây ra sự dao động về nồng độ insulin. Điều này có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc và thảo dược

Việc sử dụng một số loại thuốc và thảo dược trước khi sinh con hay ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở cơ thể bạn sản xuất sữa mẹ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc mẹ bầu dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ có thể trì hoãn sự khởi đầu của việc tiết sữa. Ngoài ra, các loại thảo mộc như cây xô thơm, lá oregano, rau mùi tây và bạc hà cũng được biết là có tác dụng ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.

Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các loại thuốc theo toa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn có ý định dùng hoặc từng sử dụng khi gần đến ngày sinh. Ngoài ra, sau khi sinh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia y tế hay các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho bé bú.

Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc tránh thai

Hầu hết các loại thuốc tránh thai hoạt động bằng cách kiểm soát nồng độ các hormone trong cơ thể nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Nhiều ý kiến cho rằng điều này có thể gây ra những tác động xấu lên sức khỏe của người phụ nữ.. 

Việc sử dụng thuốc tránh thai ngay sau khi sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ không có sữa sau sinh. Vậy nên, nếu muốn tránh thai trong thời gian đầu sau khi sinh, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai không dùng thuốc, chẳng hạn như bao cao su, màng chắn tinh trùng…

Chế độ sinh hoạt

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến phản xạ xuống sữa khi cho con bú. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt sống của cơ thể, bao gồm cả sự tiết sữa. Các chất dinh dưỡng từ thức ăn sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ, giúp sữa xuống nhiều hơn và đặc hơn.

Những người mẹ có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gặp vấn đề với quá trình sản xuất sữa mẹ sau sinh. Do đó, để đảm bảo nguồn sữa cho bé, mẹ bầu cần xây dựng thói quen vận động thể chất phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, cà phê…

Yếu tố môi trường

Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, tiêu thụ thực phẩm bẩn… cũng có thể là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất sữa mẹ.

Tuy bạn không thể bảo vệ bản thân tránh khỏi các tình trạng trên một cách tuyệt đối nhưng việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp hạn chế được các tác động xấu. Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế đến những nơi quá đông đúc, ô nhiễm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, có mùi lạ…

Mẹ bầu gặp khó khăn khi sinh con

Tình trạng sinh khó, sinh mổ hay chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… có thể làm tăng hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ.

Trong quá trình sinh nở nếu sản phụ bị mất máu quá nhiều có thể làm cho tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong não, chịu trách nhiệm kích hoạt sự tiết sữa. Việc mẹ bầu mất hơn 500ml máu trong khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau khi sinh hoặc sữa chậm về. 

Ảnh hưởng của liệu pháp tiêm tĩnh mạch

Có nhiều ý kiến cho rằng việc mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch trong khi sinh có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

Xem thêm: Mpc Cleaner Là Phần Mềm Gì, Khắc Phục: Gỡ Cài Đặt Mpc Cleaner (Rootkit)

Ảnh hưởng của việc sinh non

Trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sinh non, các mô tuyến trong vú sẽ không có đủ thời gian để phát triển. Điều này góp phần làm cho “sữa về” chậm.

Sót nhau

Sau sinh, nếu một vài mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt quá trình giải phóng progesterone. Đây là hormone ngăn chặn sự khởi đầu của việc tiết sữa.

*

10 giải pháp tăng tiết sữa sau sinh cho mẹ

Tuyến sữa bắt đầu tạo sữa non từ quý thứ 2 của thai kỳ. Sau sinh một vài ngày, mẹ cho bé bú hết sữa non và phản xạ xuống sữa sẽ bắt đầu xuất hiện. 

Thông thường, sữa non đã có sẵn trong bầu vú của người mẹ trong vòng 40 giờ đầu sau sinh. Trong khi đó, phải mất khoảng 2 – 3 ngày, thậm chí là 5 ngày sau sinh, sữa mẹ mới về.

Lúc này, nếu như lượng sữa không được như ý muốn, sản phụ có thể áp dụng một số cách làm sữa mẹ xuống nhiều hơn. Dưới đây là các phương pháp tăng tiết sữa sau sinh giúp mẹ nhiều sữa, nuôi con khỏe:

Cho con bú ngay sau khi sinh giúp sữa xuống nhanh hơn

Ngay sau khi sinh, bầu ngực của mẹ đã có sữa, gọi là sữa non. Sữa non tồn tại khoảng 48 giờ sau sinh và là dòng sữa giàu dưỡng chất nhất mà mẹ có được. 

Cho con bú vào thời điểm này vừa giúp em bé được tận hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá trong sữa non, vừa kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ, giúp lượng sữa của mẹ đổ về nhiều nhiều hơn.

Chính vì vậy mẹ nên cho con bú hoặc vắt sữa (trong trường hợp con không thể bú mẹ) ngay trong vài giờ đầu sau khi sinh. Động tác bú mút của bé hay lực hút của máy vắt sữa sẽ kích thích tuyến vú tiết sữa. 

Trong trường hợp sữa mẹ tiết ra ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của bé, nên cho bé bú mẹ thường xuyên nhằm kích thích cơ thể tăng tiết sữa. Trẻ càng bú nhiều, lượng sữa mẹ về càng nhiều do sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ.

Khi trẻ bú, xung động cảm giác sẽ truyền từ vú lên não, não sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra hormon prolactin và oxytocin. Trong đó: Prolactin giúp kích thích các tế bào tiết sữa sản xuất ra sữa, tăng phản xạ tạo sữa. Oxytocin giúp co các cơ xung quanh nang sữa để dẫn sữa ra núm vú, tăng phản xạ tống sữa.

Ngoài ra, mỗi 1 – 2 giờ mẹ hãy nhẹ nhàng vắt sữa bằng tay ngay cả khi bầu vú không tiết sữa với mục đích kích hoạt cơ thể tiết sữa, thúc đẩy sữa mẹ về nhanh hơn.

Lưu ý, cho trẻ bú theo nhu cầu, không nên hạn chế lượng bú của trẻ. Khi trẻ no trẻ sẽ tự nhả vú ra.

Làm trống bầu sữa sau khi cho con bú

Hút cạn bầu sữa là cách giúp mẹ nhiều sữa nhờ kích thích giúp lượt sữa tiếp theo mau về. Người mẹ nên cho con bú khoảng 20 – 30 phút/lần, tùy theo lực bú của trẻ. Trẻ có thể bị xao nhãng trong việc bú mẹ, vừa bú vừa chơi, ngó nghiêng xung quanh. Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ bú ở nơi yên tĩnh, vắng người, không có ai nói chuyện, như vậy trẻ sẽ tập trung vào việc bú.

Mẹ nên cho con bú đúng cách, bú hết bầu này mới chuyển sang bầu khác để tận dụng hết nguồn sữa trong bầu ngực của mẹ. Nhất là khi lượng sữa cuối bầu chứa rất nhiều chất béo giúp trẻ tăng cân.

Nếu trẻ bú xong mà vẫn cảm thấy còn sữa trong ngực thì mẹ nên dùng máy hút sữa vắt hết ra. Có thể trữ đông lượng sữa này để dành cho bé dùng lần sau.

Nếu sữa mẹ quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ thì nên cho trẻ bú mẹ trước, khi đã bú kiệt cả hai bầu thì mới cho trẻ ăn thêm sữa công thức.

Hướng dẫn con ngậm bắt núm vú đúng cách

Việc ngậm mút vú mẹ của em bé sẽ kích hoạt não bộ sản xuất ra rất nhiều hormone oxytocin. Cho con ngậm bắt núm vú đúng cách cũng là một trong những cách làm sữa mẹ xuống nhiều bởi nó mang đến sự thoải mái cho cả mẹ và con. Ngậm bắt núm vú sai cách có thể làm mẹ cảm thấy đau đớn và ảnh hưởng đến phản xạ xuống sữa.

Xem thêm: Không Sợ Mập Với Những Các Món Ăn Khuya Dễ Làm, Những Món Ăn Dành Cho “Làn Da Cú Đêm”

Để dạy bé ngậm bắt núm vú, mẹ để đầu vú chạm môi trên của bé. Khi đó, theo phản xạ tự nhiên bé sẽ há miệng và tìm cách để ngậm núm vú. Khi bé đến tuổi mọc răng, cách ngậm bắt này sẽ làm hạn chế tình trạng bé cắn ti mẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *