3 tuổi là độ tuổi các bé đang có những hoàn thiện về não bộ và khả năng nhận thức, các bé đôi khi sẽ có những suy nghĩ hành động theo ý của mình và không thích phụ thuộc vào người lớn nên bắt đầu sẽ có những phản ứng không nghe lời và chống đối lại người lớn. Vậy làm sao để trẻ nghe lời và những cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

*

Khi còn là những em bé sơ sinh, các bé chưa có sự phát triển về tư duy và nhận thức, mọi việc từ đều do bố mẹ bên cạnh chăm sóc từ việc ăn uống, ngủ nghỉ và vui chơi.

Đang xem: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh

Tuy nhiên khi lớn lên ở độ tuổi 3 tuổi, bộ não và hệ thần kinh đã hoàn thiện được 80%, từ đó tư duy và suy nghĩ của các bé cũng đã phát triển dần và có sự nhận thức độc lập mang tính cá nhân đối với các sự việc bên ngoài. Các bé sẽ có bắt đầu có phản ứng với việc thích hay không thích những điều gì đó. Bé phản kháng lại những điều không đúng ý bé dẫn đến những biểu hiện của sự bướng bỉnh, nhõng nhẽo, không nghe lời của các bé.

Và nếu bố mẹ cứ để như thế và cứ chiều theo ý của các bé sẽ dần dẫn đến biểu hiện không ngoan và luôn cho rằng mình là đúng và mọi người phải theo, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tích cách của các bé sau này.

Vì vậy cha mẹ cần biết cách giáo dục trẻ đúng cách, dạy cho bé cách biết lắng nghe học hỏi, phân biệt được đâu là đúng là sai để bé trưởng thành tốt hơn.

Những cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời hiệu quả và đơn giản nhất

Đảm bảo trẻ đang tập trung nghe bạn nói gì

*

Sự mất tập trung sẽ khiến trẻ không hiểu được cha mẹ đang nói gì dẫn đến tình trạng không nghe lời ở trẻ. Những biểu hiện cho thấy trẻ đang không tập trung như: không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, thường xuyên bị phân tâm, không chú ý đến mọi thứ xung quanh, trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, tính tình thay đổi bất thường, hay mơ màng,…

Vì vậy để dạy đảm bảo trẻ tập trung nghe cha mẹ đang nói thì cha mẹ cần chú ý những lưu ý sau:

Đảm bảo bé đang không có mối quan tâm nào khác, nếu trẻ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh thì cha mẹ cần tìm cách hướng bé tập trung vào mình

Dùng ngôn ngữ cơ thể và ánh mắt để cho thấy cha mẹ đang nói chuyện với bé và cần sự phản hồi lại của trẻ bằng việc trao đổi ánh mắt trực tiếp với nhau

Dù trẻ có khó dạy như thế nào thì cha mẹ nên cố gắng tránh quát mắng, tiêu cực khi nói chuyện với bé.

Giọng nói nhẹ nhàng

Giọng nói phản ứng thái độ của con người, thông qua giọng nói các bé có thể nhận biết được bạn đang tức giận hay có thái độ không tốt sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi, lâu dần sẽ khiến các bé sợ sệt, nhút nhát cho rằng mình đã làm sai rất nghiêm trọng và có thể gây nên bệnh tâm lý sau này.

Nên khi giảng giải cho bé hiểu những điều đúng sai các vị phụ huynh nên nhẹ nhàng khuyên bảo, giải thích để bé có thể dần hiểu điều cần biết phải nghe và hiểu được bố mẹ đang yêu thương dạy dỗ mình.

Ngôn ngữ, lời nói tích cực khi nói chuyện với bé

*

Các bé ở độ tuổi 3 tuổi đã có thể dần dần hiểu được những ngôn từ của bố mẹ và bắt đầu có khả năng tiếp thu, tư duy, học hỏi từ bố mẹ mình.

Vậy nên các vị phụ huynh nên chú ý trong khi sử dụng ngôn từ, nên truyền đạt những điều tích cực đến các bé, hạn chế các từ ngữ tiêu cực có thể làm tổn thương và ảnh hưởng đến tính cách của các bé sau này.

Kết nối với bé

Một cách dạy trẻ 3 tuổi ngoan, biết nghe lời hiệu quả đó là kết nối, trở thành những người bạn đồng hành cùng các bé trong quá trình học hỏi và trưởng thành.

Nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện với các bé để thấu hiểu suy nghĩ, thế giới tâm hồn của trẻ thơ, thể hiện tình yêu thương qua hành động và ánh mắt để gắn kết bố mẹ và con trẻ, cho các bé thấy được sự tin cậy và yêu thương của bố mẹ với mình.

Khi đã thấu hiểu thế giới, suy nghĩ của các bé rồi thì việc dạy dỗ và hướng dẫn các bé cũng dễ dàng hơn.

Tránh lên giọng, ra lệnh hay lặp lại mệnh lệnh liên tục

*

Việc lên giọng ra hay ra mệnh lệnh liên tục sẽ dễ khiến các bé sợ hãi và thực hiện trong vô thức lâu ngày sẽ khiến các bé hình thành lên tính cách nhút nhát, sợ sệt với mọi thứ xung quanh.

Các bé sẽ luôn sợ mình làm sai và không dám làm, không dám đưa ra ý kiến mất đi khả năng tư duy độc lập với các vấn đề sẽ dần thu mình lại, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tâm lý.

Xem thêm: Phần Mềm Project Management Software, Project Management Software

Thay vì nói bạn muốn trẻ không làm gì hãy nói bạn muốn trẻ làm gì

Phương pháp này là để các bé hiểu bố mẹ không phải là đang cấm hay bắt ép các bé làm điều gì đó mà các bé không thích mà chỉ là đang muốn các bé thử làm để các bé biết điều gì là đúng điều gì là sai.

Cách này sẽ giúp các bé hình thành được những tư duy độc lập, dám nghĩ, dám thử, dám làm, giúp các bé tự tin, mạnh dạn hơn.

Kiên nhẫn với nguyên tắc của bạn đặt ra

Dạy dỗ con cái chưa bao giờ là việc dễ dàng cả, vậy nên bạn cần kiên nhẫn với các nguyên tắc bạn đặt ra để cho nó dần dần trở thành những quy tắc mà trẻ cần biết như vậy là đúng và phải thực hiện theo.

Hãy làm gương

Chắc hẳn bạn đã nghe câu: “Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ”, cha mẹ là những người bên cạnh nuôi dạy tiếp xúc trẻ từ nhỏ ngay từ giai đoạn trẻ bắt đầu có nhận thức cho đến khi trưởng thành, là những có ảnh hưởng lớn nhất đến một phần tính cách của trẻ từ việc học tập và noi theo.

Vậy nên ngay chính các vị phụ huynh phải luôn cư xử có chừng mực, đúng cách thì các bé mới có theo noi theo và học tập được.

Nếu ngay cả các vị phụ huynh có thái độ hành vi, cư xử không đúng mực với cha mẹ họ tức là ông bà của các bé thì đừng hỏi tại sao các bé lại có hành vi chống đối và không nghe lời bố mẹ.

Đừng tỏ ra bất mãn khi trẻ không nghe lời, cảm thông với bé

*

Trưởng thành là một quá trình học hỏi rất dài của các bé và là quá trình dạy dỗ lâu dài của cha mẹ.

Vậy nên các bậc phụ huynh đừng tỏ ra bất mãn khi trẻ không nghe lời mà hãy cảm thông với bé rằng đó chỉ là quá trình trưởng thành về tư duy, nhận thức của các bé.

Thông qua đó nhẹ nhàng dạy bảo cho bé hiểu được việc không nghe lời là không ngoan, không tốt lắm.

Giải thích cho bé nếu vâng lời sẽ được gì (con sẽ tự lập và tự do hơn)

Phương pháp ngoan ngoãn sẽ được phần thưởng luôn là cách hay để dạy trẻ biết nghe lời bố mẹ.

Trẻ nhỏ 3 tuổi sẽ chưa nhận thức được ý nghĩa lớn của việc vâng lời sẽ khiến các bé tự lập và tự do hơn nhưng nếu thông qua biểu hiện của cha mẹ khi bé ngoan ngoãn nghe lời sẽ được yêu thương nhiều hơn thì các bé sẽ biết được đó là điều đúng cần thực hiện.

Đọc truyện tranh về sự vâng lời cho bé nghe

Chúng ta không thể nói rằng trẻ con rất ngây thơ khi luôn tin tưởng vào những câu chuyện được kể, nhưng đó là phương pháp giúp hình thành những tư duy, nhận thức của trẻ về một sự vật hiện tượng nào đó trước khi lớn hơn để hiểu rõ ràng về bản chất của sự việc.

Năng lực học tập và làm theo của các bé nhỏ tuổi rất lớn, vậy nên cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh thông qua những câu chuyện về sự vâng lời là rất hiệu quả, trẻ có thể nhận biết cơ bản rằng đó là những điều đúng và học hỏi theo.

Xem thêm: Tải Game Zgirls 2 Hack – Next Post Zgirls 2 Last One Mod Apk V1

Kết luận

Dạy dỗ con trẻ không bao giờ là điều dễ dàng, nhất là tìm ra cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời, ngoan ngoãn lại càng khó và cần nhiều thời gian hơn. Vì vậy bố mẹ cần phải thấu hiểu, đồng hành cùng các bé trên con đường học hỏi và trưởng thành mỗi ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *