Tắc tia sữa là vấn đề thường gặp của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ khi xử trí tắc tia sữa mắc phải những sai lầm khiến cho tình trạng tắc tia sữa càng nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bác sĩ Lê Thảo – khoa Châm cứu, bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Quảng Ninh sẽ chia sẻ với bạn đọc về vấn đề này.

Đang xem: Cách chữa tắc tia sữa

 Tắc tia sữa là vấn đề thường gặp của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ khi xử trí tắc tia sữa mắc phải những sai lầm khiến cho tình trạng tắc tia sữa càng nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bác sĩ Lê Thảo – khoa Châm cứu, bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Quảng Ninh sẽ chia sẻ với bạn đọc về vấn đề này.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được. Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa như:

Vừa mời sinh con: Bà mẹ vừa mới sinh con bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng sữa không thể chảy ra ngoài cho bé bú.

Sữa mẹ dư thừa: Sữa mẹ còn dư thừa trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi bé bú đã no dẫn đến đọng sữa gây ra tắc nghẽn.

Ngực chịu áp lực: Mặc áo ngực quá chật, bó hoặc mang địu bé trước ngực, nằm sấp khi ngủ.

Mẹ không cho trẻ bú thường xuyên: Mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi cai sữa hoặc sữa không hút ra hết trong khoảng thời gian 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.

Stress: Sự căng thẳng làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.

*

Phân biệt giữa hệ thống tuyến sữa bình thường và bầu ngực bị tắc tia (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết bị tắc tia sữa

Dù bạn đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc đã cho con bú một thời gian thì tình trạng tắc tia sữa có thẻ xảy ra bất cứ lúc nào. Để nhận biết sớm dấu hiệu tắc tia sữa bác sĩ Lê Thảo – khoa Châm cứu, bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Quảng Ninh lưu ý tới các bà mẹ cần chú ý một số dấu hiệu như sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa; toàn bộ vú căng tức, đau; ngực sưng nóng đỏ; các nốt sần nổi trên ngực: sờ vào bầu vú cảm thấy có một hoặc nhiều điểm cứng, đau; đôi khi tắc tia sữa có thể gây sốt.

*

Dấu hiệu viêm tắc tuyến vú ( Ảnh minh họa)

Điều trị tắc tia sữa

Về phương pháp điều trị tắc tia sữa bác sĩ Lê Thảo cho biết:

Đầu tiên áp dụng các biện pháp sau: Cho bé bú bên ngực bị đau trước vì lúc này con sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó giúp khai thông tia sữa bị tắc. Tăng cường cho bé bú liên tục 10 – 12 lần/ngày, sau bú phải vắt sạch sữa thừa hoặc hút hết sữa thừa còn đọng lại ra ngoài.

Chườm nóng quanh bầu ngực sẽ giúp khai thông tia sữa, giảm sưng, giảm đau.

Thay đổi tư thế cho con bú từ bế, nằm, ngồi sẽ giúp sữa trong các tia được hút hết ra ngoài.

Xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên: xoa bắt đầu từ bầu vú xung quanh hướng dần vào trong núm vú, vừa xoa vừa ép bầu vú lên thành ngực, xoa theo chiều kim đồng hồ thời gian 20 – 30 phút, sau xoa bóp thì cho trẻ bú.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi: uống nhiều nước, bổ sung thức ăn tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra có thể áp dụng các bài thuốc dân gian dễ tìm như:

Lá bồ công anh tươi giã nát, nước uống, bã đắp.

Uống nước lá đinh lăng: 150g lá tươi đun nước uống.

Xem thêm: Các Chỉ Số Cea Ung Thư Phổi, Các Chỉ Số Xét Nghiệm Định Lượng Cea Trong Máu

Thuốc đắp: 100g lá đinh lăng tươi, 50g lá diếp cá giã nát đắp lên ngực.

Nếu áp dụng các biện pháp trên trong vòng 24 giờ không có hiệu quả, tình trạng căng tức nhiều thì bạn cần sự can thiệp của nhân viên y tế. Cần điều trị thật tốt để tránh viêm tuyến vú và áp xe tuyến vú.

Đông y điều trị tắc tia sữa ở giai đoạn đầu rất hiệu quả. Châm sức các huyệt xung quanh vú và các huyệt toàn thân kết hợp xoa bóp, day ấn tại vùng vú sưng đau, vắt sạch sữa. Nếu mới bị có thể chỉ cần châm cứu một lần là đã thông được tắc tia sữa.

Ngoài ra khi đến bệnh viện bác sĩ có thể chỉ định thêm các biện pháp vật lý trị liệu như siêu âm trị liệu, hồng ngoại trị liệu, sóng ngắn trị liệu. Đây là các phương pháp điều trị tác dụng nhiệt vào sâu bên trong mô tuyến sữa giúp thông tia sữa.

Nếu điều trị không tích cực sẽ chuyển sang giai đoạn viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú lúc này cần điều trị kháng sinh, trích rạch áp xe.

*

Cách massage ngực để chữa tắc tia sữa

Một số sai lầm trong xử trí tắc tia sữa các bà mẹ cần tránh

Không ít các bà mẹ khi điều trị tắc tia sữa thường mắc phải những sai lầm khiến cho tình trạng tắc tia sữa càng nặng hơn. Những sai lầm đó là gì ? Bác sĩ Lê Thảo khuyến cáo một số sai lầm các mẹ cần tránh:

Nhờ hỗ trợ mút bú từ người lớn: một số bà mẹ khi tắc tia sữa thường nhờ chồng hoặc bà ngoại mút bú để thông sữa nhưng càng mút bú càng khiến tình trạng tắc tia sữa nặng hơn. Vì miệng người lớn chứa nhiều vi khuẩn, chúng dễ tấn công vào ống dẫn sữa, nhất là khi bệnh nhân đang bị nứt cổ gà, nứt núm vú khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Mặt khác miệng người lớn nhiều răng khi mút bú áp lực không phù hợp giống em bé.

Day quá mạnh, quá nhiều vùng bị tắc, nặn sữa quá thô bạo. Cách này làm ngực bị tổn thương, phù nề các mô mỡ và mạch máu dưới da gây viêm tuyến vú.

Lạm dụng chườm nóng: chườm nóng quá nhiều trên 5 lần/ngày hoặc dùng nước quá nóng sẽ làm giãn ống dẫn sữa. Trường hợp viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú nếu chườm nóng sẽ làm bệnh nặng hơn.

Lạm dụng hút sữa quá nhiều trên 12 lần/ngày khiến các ống sữa giãn ra ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tuyến sữa dẫn đến tắc tia sữa.

Uống ít nước hoặc không uống nước khi bị tắc tia sữa: vì các mẹ nghĩ khi cục sữa vón chưa được giải phóng nếu uống nhiều nước khiến sữa đổ về nhiều tại cục vón hơn làm cục vón sữa to hơn. Thực ra khi uống nhiều nước sữa được tiết ra nhiều giúp tạo áp lực để đấy cục sữa tắc ra ngoài. Đặc biệt khi mẹ bị sốt càng cần uống nhiều nước hơn để cơ thể không bị mất nước thì việc điều trị tắc tia sữa sẽ dễ dàng hơn.

Phòng tránh tắc tia sữa

Bà mẹ phải rửa tay trước khi cho con bú, rửa sạch đầu vú bằng nước muối sinh lý trước và sau cho con bú. Khi vệ sinh cần lau từ trong ra ngoài, lau khô và sạch kẽ đầu vú khi trẻ bú xong.

Massage vú: sau sinh bà mẹ thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng hai bầu vú, xoa theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ đồng thời xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Có thể dùng khăn ấm massage bầu vú khi thấy hai vú căng tức.

Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút sữa hút hết sữa ra ngoài không để sữa sót lại sau mỗi lần bé bú.

Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc áo nịt bằng sợi nylon tổng hợp vì có thể gây loét đầu vú.

Xem thêm:

Uống nhiều nước, tăng cường dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng tăng 25% so với bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *