Tháng thứ 4 là mốc bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Giai đoạn này cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nên bạn nhất định phải nhớ những lưu ý khi mang thai tháng thứ 4 sau đây nhé.

Đang xem: Bụng bầu 3 tháng đã to chưa

Dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh tháng thứ 4

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn có nhiều chuyển biến của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Tháng thứ 4 của thai kỳ thường được tính khi thai bước sang tuần thứ 14 trở đi. Em bé trong bụng mẹ có sự phát triển nhanh trong giai đoạn này. 

Từ một phôi thai nhỏ khoảng 50 gram bé sẽ tăng cân nặng lên khoảng 150 gram và tuần cuối của tháng thứ 4. Chiều dài thai nhi cũng tăng từ 9 – 10cm lên khoảng 13 – 14cm. Kích thước thai nhi khoảng bằng quả bơ. 

*

Kích thước thai nhi khoảng bằng quả bơ ở tháng thứ 4

Cánh tay, bàn tay, bàn chân, cơ bắp, hệ thần kinh của thai nhi cũng đã phát triển rõ ràng. Em bé cũng hoàn thiện da và hình thành lớp lông tơ che phủ cơ thể. Khi quan sát phim siêu âm có thể thấy bé đang mút tay hoặc có hành động che mặt mình.

Giai đoạn này mẹ bầu bắt đầu có cảm nhận rõ rệt về tình trạng của con yêu trong bụng mình. Bé tăng trọng lượng, tử cung phình ra khiến bụng mẹ bắt đầu to lên và cơ thể dần trở nên nặng nề. 

Mẹ cũng trở nên dễ mệt mỏi sau vận động do tim làm việc nhiều gấp rưỡi để đảm bảo bơm máu nuôi thai tốt. Mẹ bầu sẽ dần cảm nhận được những cơn đói bụng vì em bé đã hấp thu được chất dinh dưỡng qua cuống rốn nên “đòi ăn” nhiều hơn. Một số bé sẽ đạp vào tuần thứ 16 hoặc 17 là những ngày cuối của tháng thai thứ 4.

Dấu hiệu bất thường mang thai tháng 4 cần đi khám ngay 

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ hầu hết mẹ bầu đều đã giảm nôn nghén. Nhưng nếu tình trạng nôn ngày một tăng thì đó có thể là một bất thường khi mang thai. Việc nôn nghén quá nhiều và kém ăn gây suy nhược cơ thể trong khi mang thai tháng thứ 4 cần rất nhiều dinh dưỡng. Mẹ bầu nên đi khám nếu thấy việc nôn nghén khiến cơ thể trở nên suy kiệt.

Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo quá nhiều cũng có thể là bất thường khi mang thai. Tháng thứ 4 thai kỳ đã ổn định nên rất hiếm trường hợp ra máu âm đạo. Nếu thấy ra máu mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám. Dịch âm đạo ở tháng thứ 4 sẽ ra nhiều hơn ba tháng đầu thai kỳ. Nhưng nếu ra quá nhiều hoặc có mùi hôi thì có thể mẹ bầu đã bị viêm hoặc nấm, nên thăm khám sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Bụng to nhanh hơn bình thường, ngứa lòng bàn tay bàn chân dữ dội, thường xuyên nổ đom đóm mắt đều là những nguy cơ khi mang thai. Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra khi thấy các triệu chứng nặng bất thường. Hoặc để yên tâm, hãy đăng ký khám bệnh ở những bệnh viện có hỗ trợ giải đáp qua tổng đài hoặc kênh online để thêm phần yên tâm.

*

Lưu ý khi mang thai tháng thứ 4 là nếu mẹ bầu bị ra máu, tiết dịch âm đạo nhiều thì nên đi khám bệnh viện ngay

Có thể bạn quan tâm:

7 lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 cho bà bầu

Mẹo hay đẩy lùi mất ngủ khi mang thai hữu ích nhất

7 lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần phải biết

8 lưu ý khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu nên nhớ

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4

Tháng thứ 4 tử cung và thai nhi tăng kích cỡ nên sẽ gây chèn ép lên khung chậu và vùng bụng của thai phụ. Điều này dẫn đến những cơn đau bụng hoặc co thắt mạnh ở vùng bụng dưới. 

Biểu hiện đau bụng dưới được xem là bình thường ở phụ nữ có thai. Đau bụng dưới chỉ bất thường khi đau liên tục, đau kéo dài hoặc đau kèm ra máu. Đau bụng dưới cũng nguy hiểm nếu kèm biểu hiện đau rát đường tiểu, nước tiểu hôi hoặc có máu và cảm giác nóng hoặc buốt thắt khi tiểu. Nếu xác định đau bụng dưới là bất thường mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám sớm nhất.

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4

Bụng căng cứng không phải hiện tượng nguy hiểm hay bất thường khi mang thai tháng thứ 4. Em bé lớn dần lên, tử cung giãn ra nên chèn ép hố chậu, mẹ bầu tăng cân nhanh hơn. 

Tất cả những điều trên đều có khả năng là nguyên nhân gây căng cứng bụng. Tuy không nguy hiểm nhưng căng cứng bụng gây khó chịu. Mẹ bầu có thể giảm bớt triệu chứng bằng cách hạn chế xoa bụng, thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi khi thấy căng tức. Đi tiểu đều đặn và giảm bớt sinh hoạt tình dục cũng giúp mẹ bầu đỡ căng bụng trong giai đoạn này.

Bầu 4 tháng em bé biết đạp chưa?

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ em bé đã có những cử động đầu tiên. Nhưng điều này không nhất định sẽ diễn ra ở tháng thứ 4 nên nếu thấy bé chưa đạp mẹ bầu cũng không nên lo lắng. Một số em bé cử động rất nhẹ nên mẹ không cảm nhận được, số khác “quá lười biếng” để vận động trong giai đoạn này. 

Mẹ chỉ nên lo lắng khi vượt qua 5 tháng vẫn chưa cảm nhận được những cú huých. Còn trong tháng thứ 4 này hãy cứ yên tâm thoải mái tận hưởng những ngày nhẹ nhàng và bình yên nhất của thai kỳ nhé.

Xem thêm: Javascript Array: Find Object In An Array Using Jquery, Javascript Array Find() Method

*

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ em bé đã có những cử động đầu tiên

Tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 4

Tháng thứ 4 được gọi là tháng thoải mái nhất trong 9 tháng mang thai. Bởi tháng này hầu hết mẹ bầu đã qua giai đoạn nôn nghén. Đồng thời những vấn đề và áp lực do thai lớn chưa xuất hiện nhiều nên mẹ khá thoải mái. Không có nhiều lưu ý về tư thế nằm ngủ cho mẹ bầu ở tháng thứ 4. Chị em chỉ cần chọn cho mình tư thế nằm thoải mái nhất để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Mẹ có thể nằm sấp mà không cần lo lắng tư thế này gây ảnh hưởng đến em bé. Mẹ cũng có thể nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ làm giảm lưu thông máu đến bào thai. Sử dụng gối bà bầu, kê cao đầu, kê cao chân đều được nếu những điều đó khiến mẹ thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp bị rối loạn giấc ngủ mẹ bầu nên ngủ giấc trưa dài. Tránh để bản thân thiếu ngủ trong giai đoạn này.

Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì, uống gì?

Bổ sung sắt, canxi và vitamin D trong giai đoạn thai kỳ tháng thứ 4 sẽ rất có lợi đối với thai nhi. Giai đoạn này bé yêu đang hoàn thiện hệ xương nên cần bổ sung một lượng lớn canxi. Mẹ bầu cũng nên bổ sung 20 – 30mg sắt hàng ngày để đủ cung cấp máu cho thai. Vấn đề kéo theo của bổ sung sắt là dễ táo bón, vì thế mẹ bầu nhớ ăn nhiều rau xanh nhé. Việc bổ sung đủ chất xơ khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tránh được những vấn đề khó chịu như táo bón hoặc đầy hơi.

Cơ thể mẹ khi mang thai tháng thứ 4 cần khá nhiều năng lượng. Mẹ có thể tăng cường các chất béo có lợi từ các loại hạt, quả giàu acid béo. Hoặc ăn các loại cá biển để bổ sung omega 3 – 6 – 9. Tuy nhiên cá biển có chứa nhiều kim loại nặng nên mẹ lưu ý không nên ăn nhiều hơn ba bữa mỗi tuần nhé.

*

Mẹ có thể tăng cường các chất béo có lợi từ các loại hạt, quả giàu acid béo ở tháng thứ 4

Mang thai tháng thứ 4 nên kiêng ăn gì, kiêng uống gì

Y học hiện đại không khuyến khích ăn kiêng khi mang thai. Nhưng vẫn có một số thực phẩm mẹ bầu nên tránh như:

Đồ chiên rán. Các chất kích thích như cafe hay trà. Các loại thực phẩm và đồ uống có cồn. Quá nhiều đồ ngọt. Đồ sống hoặc thực phẩm để quá lâu.

Những điều kiêng kỵ cần tránh khi mang thai tháng thứ 4

Mang thai là giai đoạn cả cơ thể mẹ và thai nhi đều yếu ớt. Để thuận lợi chào đón con ra đời thì mẹ nên kiêng kỵ một số điều trong suốt thai kỳ chứ không chỉ riêng tháng thứ mang thai thứ 4.

Không đi giày cao gót.. Nên đi dép có độ bám chắc kể cả đi trong nhà, đi vệ sinh hay đi đâu để tránh trơn trượt.Không bê vác vật nặng trước bụng.Không giơ 2 tay với lên cao.Không leo trèo hay đi cầu thang nhiều.Không đi nhanh, nên đi chậm rãi. Đi xe máy phải đi chậm đảm bảo an toàn.Không nên nhuộm tóc, sơn móng.Không tiếp xúc các loại hóa chất và chất tẩy rửa quá nhiều.Không nên uống rượu bia, cafe hoặc trà.Không xông hơi hoặc tắm ngâm nước nóng.Không hút thuốc lá.Không tự ý uống thuốc hoặc bất cứ loại biệt dược nào mà không có chỉ định của bác sĩ.Không nóng giận, hạn chế các cảm xúc tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Thai giáo cho bà bầu 4 tháng như thế nào?

Trong tháng thai thứ 4 bé đã có thể nghe các âm thanh từ bên ngoài. Đây là lúc mẹ nên thủ thỉ cùng bé thường xuyên để tăng sự gần gũi với con. Mẹ cũng có thể cho con nghe nhạc hoặc đọc truyện cho bé nghe để gia tăng tương tác. 

Hãy chọn khung giờ cố định trong ngày, vỗ nhẹ vào bụng khi bắt đầu và chào tạm biệt bằng một cái vỗ nhẹ khác. Việc thành lập trình tự khi giao lưu với con giúp tạo thói quen cho bé. Và củng cố tốt hơn sợi dây liên kết giữa mẹ bầu và thai nhi. À, nhớ là hãy cho bố bé tham gia câu chuyện cùng để con quen thuộc và cảm nhận được giọng nói của bố nhé.

*

Mang thai tháng thứ 4 nên thai giáo có cả bố và mẹ sẽ giúp em bé phát triển toàn diện nhất

Dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Hồng Ngọc

Thăm khám thai tháng thứ 4 rất quan trọng. Mẹ bầu cần thăm khám đúng định kỳ để theo dõi được quá trình phát triển của con. Tháng thứ 4 cũng là thời điểm mẹ cần siêu âm và làm các xét nghiệm quan trọng để sàng lọc dị tật thai nhi. Vì thế hãy chọn cho mình một nơi thăm khám uy tín và chất lượng.

Bệnh viện Hồng Ngọc có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ. Đăng ký gói thai sản trọn gói của Hồng Ngọc, mẹ bầu sẽ được thăm khám với bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn, được xét nghiệm đầy đủ theo từng mốc thai kỳ, được hỗ trợ theo dõi nhắc lịch khám thai, tham gia lớp tiền sản miễn phí… 

Chỉ cần đăng ký gói thai sản và sinh con trọn gói mẹ bầu sẽ được trải nghiệm ngay dịch vụ sản khoa tư nhân tốt nhất Hà Nội.

Xem thêm:

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *