*

*

2. Công dụng của quả bơ trong việc giúp trẻ dễ tiêu hóa

Bơ rất dễ tiêu hóa dù bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Ngoài ra, bơ còn giúp kiểm soát các dấu hiệu khó tiêu mà bé có thể bị ảnh hưởng trong vài tháng đầu khi mới tiếp xúc với các loại thức ăn đặc. Quả bơ còn giúp ngăn ngừa đau dạ dày và đầy hơi. Đây sẽ là một lựa chọn tốt nếu bé bị đau bụng.

Đang xem: Bơ cho bé ăn dặm

*

3. Ăn bơ giúp làm lành vết thương

Ăn bơ cũng là cách để giúp vết thương của bé lành nhanh hơn. Bạn có thể dễ dàng tránh được việc cho bé uống thuốc và kháng sinh trong những trường hợp này bằng cách cho bé dùng bơ.

*

4. Ăn bơ giúp bảo vệ gan

Bơ là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của gan. Khi bạn cho bé ăn thường xuyên, bơ sẽ giúp ngăn ngừa gan bị tổn thương và giữ nó luôn trong tình trạng tốt nhất. Đây là cách tuyệt vời để bảo vệ bé khỏi các bệnh như vàng da và viêm gan.

*

5. Quả bơ giàu chất chống oxy hóa

Bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất hoạt động bình thường.

*

6. Bơ giàu chất béo không bão hòa

Bơ rất giàu chất béo không bão hòa. Điều này rất tốt cho sự phát triển của não và thị lực của bé.

*

7. Ăn bơ giúp hạn chế bị viêm nhiễm

Ăn bơ thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân khiến bé bị viêm có thể là do tổn thương mô, kích thích và mầm bệnh. Da của bé sẽ rất mềm và nhạy cảm, ngay cả những vết xước nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến viêm nặng. Ăn bơ sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

*

Một số lưu ý về cách làm bơ cho bé ăn dặm

Cách cho trẻ ăn dặm với bơ sẽ quyết định rất lớn đến sự phát triển và hiệu quả bữa ăn mang lại. Bơ mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn cần cho trẻ ăn đúng cách mới mang lại kết quả tốt. Dưới đây là một vài điểm lưu ý về cách cho bé ăn dặm với bơ:

1. Cho bé ăn bơ tươi

Cho bé ăn bơ tươi thay vì nấu chín vì khi nấu lên chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng nữa. Bơ rất mềm và thơm, bé sẽ rất thích món ăn này đấy.

*

2. Chọn bơ tùy thuộc vào thời gian ăn

Khi bơ được hái, chúng sẽ chín nhanh. Nếu bạn muốn cho bé ăn ngay sau khi mua, hãy chọn những trái chín. Còn nếu bạn định để vài ngày thì hãy chọn những trái mới chín.

Xem thêm: Nhiều Mẹ Thắc Mắc Bà Bầu Có Nên Uống Trà Sữa Được Không? Bà BầU Có Nên UốNg Trà SữA Không

3. Bảo quản bơ

Nếu bạn cất bơ trong tủ lạnh, nó sẽ không chín nữa. Vì vậy, nếu bạn mua bơ đã chín một phần và cất trong tủ lạnh thì quả bơ sẽ không đủ mềm cho bé ăn. Vì vậy, bạn chỉ cất bơ trong tủ lạnh khi bơ đã chín thôi nhé.

4. Cho bé ăn sống hoặc trộn với các loại trái cây khác

Khi cho bé ăn bơ, bạn chỉ cần gọt, lấy phần thịt và cho bé ăn. Hoặc bạn cũng có thể trộn bơ với các loại trái cây và rau củ hấp chín.

Cách chế biến quả bơ cho bé ăn dặm

Bạn có thể tham khảo những cách chế biến quả bơ cho bé ăn dặm dưới đây để lựa chọn được loại bé yêu thích như:

1. Salad trái cây bơ hoặc sinh tố

Nguyên liệu:

3 quả bơ chín3 quả lê hấp3 trái chuối chínSữa chua

Cách thực hiện:

Cắt bỏ hạt bơ và lê, gọt vỏ và cắt thành từng miếng lớn. Cho tất cả vào máy và xay nhuyễn cho đến khi mịn. Thêm 1 thìa sữa chua và trộn đều. Nếu bé đang tập nhai thì bạn không cần phải xay mà chỉ cần cắt thành từng miếng nhỏ và cho sữa chua vào là có thể cho bé dùng.

2. Bơ trộn xoài

Nguyên liệu:

1 trái bơ chín1 trái xoài

Cách thực hiện:

Rửa sạch bơ và xoài, bỏ hạt. Cắt thành từng khối nhỏ và xay nhuyễn. Bạn có thể thêm một ít nước, sữa chua để làm cho hỗn hợp mịn hơn.

3. Gà nghiền bơ

Nguyên liệu:

Ức gàNửa trái bơDầu ô liu (nếu có)

Cách thực hiện:

Cắt ức gà thành những miếng nhỏ và luộc. Để nguội ở nhiệt độ phòng, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Thêm bơ và dầu ô liu, sau đó xay nhuyễn để hỗn hợp mềm và mịn.

Với những chia sẻ trên, Hello Bacsi hy vọng bạn đã hiểu hơn được cách làm bơ cho bé ăn dặm, nhờ đó có thể chế biến quả bơ phù hợp nhất với con.

Xem thêm:

Ngoài ra, bạn hãy tham khảo bài viết “Cùng lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi” để biết cách lên thực đơn cho con nhé!

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *