Mình thuộc thế hệ 8x đời giữa, nhớ cái thời học sinh cũng cách đây cả chục năm suốt ngày mải miết với những bài kiểm tra rồi thi cử. Ngày đi học, môn toán cũng gọi là có chút nhỉnh nhớ thời đó cũng hay đi thi này nọ, nhưng cũng chỉ cấp quận huyện với tỉnh là cao nhất rồi. Học rồi luyện thi cũng nhiều nên các thầy có có chỉ cho một số kỹ năng để làm bài thi được hiệu quả và đạt điểm cao. Nay tự nhiên bâng quơ hoài niệm thủa học sinh, thôi thì chia sẻ lại một số mình còn nhớ được cũng là để nhớ một thời ta đã…cũng là nhớ tới các thầy cô thủa học trò với bao ký ức đẹp.

Đang xem: Bí quyết làm bài thi môn toán

*

Thôi thì dài dòng quá, mình đi vào chủ đề chính luôn. Thời mình còn đi học, cấu trúc của một đề thi toán sẽ thường gồm 4 hoặc 5 bài với barem điểm khá rõ: bài 1-4 là kiến thức cơ bản được 8-9 điểm, bài 5 thường là kiến thức nâng cao được 1-2 điểm. Và thường khi bắt đầu bài thi mình sẽ làm các bước sau:

Đọc kỹ đề

Đây là bước rất quan trọng để bạn đánh giá đề thi, các bạn nên đọc kỹ đề từng bài một để xác định độ khó của đề cũng như để đánh giá bài nào dễ bài nào khó.

Dễ làm trước, khó làm sau

Sau khi đã đọc kỹ đề và đánh giá được độ khó của từng bài, các bạn tiến hành là bài theo thứ tự dễ làm trước khó làm sau. Thông thường với một bài thi đại trà các đề thường sẽ có 8 điểm là kiến thức cơ bản (tức là bạn chỉ cần nắm rõ kiến thức cơ bản trong SGK là đủ để đạt điểm 8) và 1-2 điểm là kiến thức nâng cao và điểm trình bày. Vì vậy việc chọn những bài dễ làm trước sẽ giúp bạn có được 8 điểm một cách khá đơn giản và nhẹ nhàng (với điều kiện bạn phải nắm vững các kiến thức cơ bản trong SGK nhé) sau khi đã làm xong các bài dễ các bạn mới nghĩ tới việc làm đến các bài khó vì thường những bài này vừa mất thời gian suy nghĩ mà điểm số đạt được lại không cao.

Làm đến đâu chắc đến đấy

Đây là kinh nghiệm rất quan trọng trong các kỳ thi mình đã trải qua, nhiều khi muốn làm nhanh và thể hiện với mọi người nên khi vừa nghĩ ra hướng làm là mình đã cắm đầu vào làm ngay và khi xong bài cũng nộp luôn mà không kiểm tra lại. Điều này rất nguy hiểm vì trong quá trình làm có một số sai sót nhưng mình không kiểm tra lại kỹ sẽ dẫn đến kết quả thiếu hoặc xét thiếu trường hợp,…dẫn đến điểm số không đạt được tối đa. Điều này thật đáng tiếc vì hầu hết với những bài đó việc có được điểm số trọn vẹn đã nằm trong tầm tay, nhưng vì vội vàng hay chủ quan mà để mất 0,5-1 điểm của bài đó (nếu bạn thi Đại học bạn sẽ thấy 0,5-1 điểm quan trọng đến mức nào).

Xem thêm: Cách Ươm Hạt Hoa Hồng Leo Pháp Đơn Giản “Nhất Quả Đất”, Bật Mí Cách Ươm Hạt Hoa Hồng Leo Tại Nhà

Cố gắng đến phút cuối cùng

Với các bài thi thường sẽ có thời gian từ 45 phút đến 3 tiếng. Nhiều bạn sau khi làm bài được 2/3 quãng thời gian đã buông xuôi không muốn làm tiếp. Điều này thật lãng phí, vì nhiều khi chỉ cần một ý tưởng lóe nên hay một vấn đề được gỡ là cả bài toán sẽ được giải quyết nhanh gọn trong vòng chưa đầy 5 phút. Vậy tại sao bạn lại lãng phí thời gian trong khi vẫn có cơ hội để kiếm thêm điểm cho mình.

Kiểm tra lại bài thật kỹ trước khi nộp bài

Sau khi hoàn thành bài thi toán, bạn nên kiểm tra lại thật kỹ các lỗi chính tả, trình bày xem còn có sai sót nào không để kịp bổ sung trước khi nộp bài. Vì khi đã nộp bài bạn không thể sửa được bài thi của mình nữa kể cả khi đó còn thời gian.

Xem thêm:

Trên đây là một vài chia sẻ của mình trong việc làm bài thi toán, kinh nghiệm cũng đã lâu nhưng hy vọng vẫn còn giúp được một số bạn cần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *