Sởi là căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp. Mẹ bầu bị sởi khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Bệnh có triệu chứng như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp thai phụ có thêm kiến thức đề phòng mắc bệnh.
Đang xem: Bệnh sởi ở phụ nữ mang thai
Dấu hiệu bị sởi khi mang thai
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thời gian ủ bệnh là từ 7 đến 21 ngày. Các dấu hiệu bị sởi khi mang thai sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn.
Bị sởi khi mang thai giai đoạn khởi phát:
Mẹ bầu bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu.
Viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…
Khàn tiếng do bị viêm thanh quản.
Trên bề mặt niêm mạc má có xuất hiện các hạt Koplik với kích thước từ 0.5 đến 1mm màu trắng hoặc xám, quầng ban đỏ nổi gồ lên trên.
Bị sởi khi mang thai giai đoạn toàn phát:
Xuất hiện triệu chứng phát ban sau khi sốt cao từ 3 đến 4 ngày, nổi ban hồng dát sần .
Ban xuất hiện với thứ tự từ sau tai, sau gáy lan đến trán, mặt, cổ rồi đến thân mình và tứ chi. Sau cùng, ban nổi trên gan bàn chân và lòng bàn tay. Cơn sốt giảm dần khi ban đã mọc hết toàn thân.
Bị sởi khi mang thai giai đoạn hồi phục:
Các nốt ban nhạt màu, dần chuyển sang màu xám, bong hết vảy, để lại trên da vết thâm vằn như da hổ. Về sau, vết thâm biến mất dần theo thứ tự.
Tình trạng ho tiếp tục, kéo dài sau khi hết ban từ 1 đến 2 tuần.
Bị lên sởi khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?
Ở người lớn, mắc bệnh sởi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm. Chúng có thể là liệt, viêm não, động kinh, ngớ ngẩn. Thai phụ bị lên sởi khi mang thai sẽ dễ bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc thai nhiễm sởi tiên phát… Đồng thời, hệ miễn dịch bé bị suy giảm, từ đó dễ mắc bệnh viêm phổi hoặc viêm đường tiết niệu…
Tùy thuộc vào từng thời điểm mẹ bầu bị sởi khi mang thai mà bệnh sẽ có các ảnh hưởng đến thai nhi như sau:
Mắc bệnh vào 3 tháng đầu thai kỳ: Nguy cơ thai nhi dị dạng hoặc sẩy thai khá cao, bé sinh ra nhẹ cân.
Mắc bệnh vào 3 tháng giữa thai kỳ: Dù nguy cơ thai nhi dị dạng ít hơn nhưng vẫn có thể bị sảy thai, thai lưu.
Mắc bệnh vào 3 tháng cuối thai kỳ: Nguy cơ thai nhi bị dị dạng thấp. Tuy vậy, tỉ lệ thai phụ sinh non hoặc thai chết lưu cao hơn.
Xem thêm: Cách Trồng Hoa Hồng Bằng Hạt ? Cách Trồng Hoa Hồng Từ Hạt
Khi mẹ bầu có những nghi ngờ mắc bệnh sởi, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp được chẩn đoán bị sởi khi mang thai thì mẹ cần có sự phối hợp điều trị chặt chẽ giữa bác sĩ chuyên khoa sản và bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm. Điều này sẽ giúp điều trị cũng như hạn chế biến chứng có khả năng xảy ra.
Phòng ngừa bệnh sởi ở phụ nữ mang thai
Ở phụ nữ chuẩn bị mang thai, mẹ cần phòng ngừa bệnh sởi bằng cách tiêm 2 mũi vacxin sởi nếu chưa tiêm mũi nào trước đây. Việc tiêm ngừa bệnh sởi từ sớm sẽ giúp tạo hệ miễn dịch bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ cần tiêm ngừa trước khi có thai 3 tháng, không cần thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm phòng.
Sởi là căn bệnh có tính lây lan nhanh, dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ có thai. Tuy bệnh sởi không gây dị tật thai nhi nhưng lại làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sảy thai, sinh bé nhẹ cân. Mỗi người cần tiêm ngừa bệnh sởi và có thái độ tích cực phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Trước khi tiêm ngừa vaccine, việc chọn lựa một cơ sở y tế uy tín là rất quan trọng. Mẹ hãy đến trung tâm tiêm ngừa hoặc bệnh viện phụ sản uy tín để tiêm phòng nhằm đảm bảo được thăm khám, theo dõi đầy đủ trước và sau khi tiêm. Phụ nữ đang mang thai không nên tiêm ngừa vaccine MMR, tức vaccine phòng 3 bệnh quai bị, sởi và rubella. Mẹ chỉ nên tiêm sau khi sinh xong.
Trong trường hợp chưa được tiêm phòng trước khi mang thai, mẹ nền:
Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.
Thận trọng khi tiếp xúc với đám đông. Mẹ nên mang khẩu trang khi ra ngoài.
Dùng nước muối sinh lý sát trùng mũi họng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Thực hiện vệ sinh nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.
Khi bị sốt hoặc phát ban, mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.
Xem thêm: Benchmark: Jquery By Id Vs Document, How To Get The Id Of An Element Using Jquery
Hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai khiến mẹ bầu dễ mắc nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh sởi. Mong rằng những chia sẻ trên đã cung cấp cho mẹ nhiều kiến thức hữu ích khi bị sởi khi mang thai. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh là cách hữu hiệu giúp mẹ có một thai kỳ nhàn hạ, con khỏe mạnh thông minh.