Võng là dụng cụ quen thuộc thường được dùng để nghỉ ngơi hoặc ngủ. Tuy nhiên, liệu ở tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ bầu có được nằm võng không? Nếu phải nằm thì cần áp dụng tư thế nào cho đúng? Mẹ bầu nên áp dụng tư thế ngủ nào tốt cho bản thân và em bé trong bụng? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam xem bài viết này để tìm hiểu nhé!

Ở 3 tháng đầu mẹ bầu có được nằm võng không?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có được nằm võng không? Cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi cả về tâm lý lẫn thể chất khi mới mang thai 3 tháng đầu, nhằm thích ứng với thai nhi. Tình trạng ốm nghén và sự lo lắng khiến thai phụ khó ngủ và mệt mỏi kéo dài. Nhiều mẹ bầu lúc này đã tìm đến giải pháp nằm võng để cảm thấy dễ ngủ và thoải mái hơn.

Đang xem: Bầu nằm võng được không

Theo các chuyên gia y tế, bụng của mẹ bầu 3 tháng vẫn chưa lớn nên vẫn có thể thoải mái nằm võng. Thai phụ chỉ nên nằm võng tối đa 20 – 30 phút/ngày. Vì nằm thường xuyên và quá lâu sẽ gây ra cảm giác chóng mặt, các vấn đề về cột sống hoặc khiến thai nhi bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng không khuyến khích mẹ bầu 3 tháng nằm võng vì sẽ tạo ra tư thế đầu trên cao, phần ngực bị ép, chân cao dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Ngoài ra, tư thế nằm võng cũng khiến quá trình lưu chuyển máu gặp khó khăn, dẫn đến thiếu Oxy và máu lên não, làm sức khỏe mẹ bầu bị ảnh hưởng. Đặc biệt nằm võng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị ngã, vô cùng nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi vẫn chưa bám chắc vào cổ tử cung.

*

Ở 3 tháng đầu mẹ bầu có được nằm võng không?

Tại tháng thứ 3, bà bầu có được nằm võng không? Như khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mẹ bầu nên hạn chế nằm võng. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ cần nằm võng để nghỉ ngơi thì hãy lưu ý một số điều dưới đây:

Nằm trong thời gian ngắn: Mẹ có thể dùng võng để chợp mắt hoặc ngủ trưa khi cơ thể mệt mỏi. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng võng khoảng 20 – 30 phút và tránh dùng thường xuyên.Điều chỉnh độ cong của võng: Nếu võng quá trũng và sâu sẽ khiến trọng tâm của mẹ bầu bị dồn nén vào bụng nhiều hơn, gia tăng nguy cơ chóng mặt, suy hô hấp,… Do đó, thai phụ nên điều chỉnh độ cong của võng sau cho phù hợp, đồng thời chú ý đến độ cao để hạn chế bị ngã.Cẩn trọng trong quá trình lên xuống võng: Khi ngồi dậy hoặc nằm xuống, mẹ bầu hãy kéo võng đủ để ngồi lên và cả hai chân chạm đất trước lúc rời khỏi võng.Để hạn chế tối đa nguy cơ bị tuột khi đang sử dụng, hãy chọn loại võng chắc chắn: Nếu mẹ bầu bị ngã, hậu quả sẽ rất khó lường. Do đó bạn nên cẩn thận khi chọn mua và lắp võng.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp xong thắc mắc trong 3 tháng đầu mẹ bầu có được nằm võng không. Vậy vì sao bà bầu 3 tháng đầu không nên nằm võng?

Vì sao bà bầu 3 tháng đầu không nên nằm võng?

So với lúc nằm trên giường những rung lắc nhẹ nhàng và đều đặn khi đưa võng sẽ khiến mẹ bầu nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu không nằm võng đúng cách sẽ tiềm ẩn một số rủi ro như:

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Cơ thể mẹ bầu khi nằm võng sẽ bó hẹp trong tư thế chân và đầu nằm ở vị trí cao, phần bụng cũng như ngực lại bị ép xuống. Điều này khiến thai phụ 3 tháng dễ rơi vào tình trạng chóng mặt, khó thở, lâu dần sẽ gây suy hô hấp vô cùng nguy hiểm.

Chèn ép lên thai nhi

Nếu mẹ bầu nằm võng quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên tử cung, chèn ép thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Đặc biệt, thai nhi 3 tháng vẫn còn yếu ớt, chưa ổn định dễ chịu ảnh hưởng khi có tác động từ ngoại cảnh, điển hình là mẹ bầu nằm võng nhiều giờ.

Ảnh hưởng cột sống

Một vài nghiên cứu về trường hợp mắc bệnh liên quan đến cột sống, điển hình là thoát vị đĩa đệm cho thấy họ đều có thói quen nằm võng. Vì nằm võng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị đau dây thần kinh cổ, lưng, vai, gáy, gai xương cột sống,… Đặc biệt, hiện tượng đau lưng ảnh hưởng đến cột sống với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu lại càng rõ ràng hơn. Do đó, mẹ bầu cần hạn chế nằm võng thường xuyên.

Xem thêm: Có Dịch Trong Tử Cung Khi Mang Thai, Sản Phụ Cần Làm Gì

Nguy cơ bị ngã

Chị em mang thai 3 tháng đầu nằm võng có khả năng bị ngã, chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân:

Khi mẹ bầu nằm võng, quá trình vận chuyển máu lên não sẽ gặp khó khăn do đầu ở vị trí cao. Não sẽ bị thiếu Oxy dẫn đến tình trạng choáng váng, chóng mặt, tê bì chân tay. Lúc đứng lên đột ngột sau khi nằm võng mẹ bầu có thể bị ngã do chóng mặt.Nguyên nhân thứ hai phụ thuộc vào độ chắc chắn của dây buộc và sự “chòng chành”, dao động mà võng mang lại. Trường hợp xấu có thể xảy ra là thai phụ bị rơi khỏi võng, khiến bản thân và em bé gặp nguy hiểm.

Trong 3 tháng đầu bà bầu có được nằm võng không? Dựa vào những rủi ro kể trên, thai phụ nên hạn chế nằm võng để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe bản thân và em bé.

*

Mẹ bầu nằm võng quá lâu, thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

*

Tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ và bé

Dưới đây là một vài tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong từng giai đoạn, mời bạn tham khảo:

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Thai nhi vẫn còn nhỏ và bụng mẹ bầu chưa lớn trong giai đoạn này. Do đó, thai phụ có thể áp dụng nhiều tư thế ngủ, kể cả kiểu nằm ngửa cũng không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh nằm sấp.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai

Ở giai đoạn này bụng của mẹ bầu đã lớn hơn. Do đó chị em hãy lưu ý tránh các lực va đập từ bên ngoài để bảo vệ bụng. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ nếu nằm nghiêng. Thai phụ có thể dùng một chiếc gối mềm kê cao chân trong trường hợp bị nặng nề phần chân.

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba

Trong những tháng cuối thai kỳ, tử cung của chị em có xu hướng xoay về phía bên phải. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi các chuyên gia khuyên bạn nên nằm nghiêng về bên trái. Khi nằm mẹ bầu có thể dùng gối nhỏ đỡ bụng. Đặc biệt chị em cần tránh tư thế nằm “co ro” như tôm, chỉ nên hơi cong chân.

Xem thêm:

*

Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái trong tam cá nguyệt thứ 3

Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở bà bầu

Sau khi giải đáp thắc mắc ở 3 tháng đầu bà bầu có được nằm võng không. Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục gợi ý cho bạn những cách hay nhằm khắc phục tình trạng mất ngủ của mẹ bầu. Thai phụ khó ngủ, mất ngủ xảy ra khá phổ biến. Thay vì nằm võng, mẹ bầu hãy áp dụng một số phương pháp khác để ngủ ngon giấc hơn:

Thai phụ nên uống nhiều nước vào ban ngày. Đến tối thì nên tránh uống nước để giấc ngủ không bị gián đoạn vì đi tiểu đêm.Vào buổi trưa không nên ngủ quá nhiều. Chỉ nên thư giãn khoảng 15 – 20 phút. Một giấc ngủ ngắn sẽ không làm mẹ bầu bị khó ngủ vào ban đêm và cảm thấy thoải mái hơn.Không nên uống trà, cà phê,…Trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên uống một ly ngũ cốc hoặc sữa ấm.Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không quá lạnh hay nóng. Hạn chế bày quá nhiều đồ trong phòng để giúp không khí lưu thông. Thai phụ cũng nên thường xuyên dọn dẹp phòng.Mẹ bầu hãy tắm với nước ấm để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, không nên tắm quá muộn nhé.Dùng muối ngâm chân thư giãn hoặc massage nhẹ nhàng với tinh dầu cũng giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.Thai phụ có thể tập yoga hoặc một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và ngủ ngon hơn.Bụng của thai phụ sẽ to và nặng hơn trong những tháng cuối. Lúc này chị em nên nằm nghiêng về bên trái để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, thai phụ có thể kê gối chữ U dưới chân để ngủ ngon hơn.

*

Uống sữa ấm giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *