Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng có tốt không? Cần lưu ý gì khi ăn trứng ngỗng? Các món ăn chế biến từ trứng ngỗng cho mẹ bầu ăn ngon và dễ tiêu hoá?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ để đảm bảo sự sức khoẻ cho mẹ và sự phát triển của bé. Theo dân gian, một trong những thực phẩm quan trọng mẹ bầu nào cũng cần có trong thực đơn hàng ngày là món trứng ngỗng. Vậy món trứng ngỗng có thật sự “thần thánh nhưu vậy”, bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì? bà bầu cần lưu ý gì khi ăn trứng ngỗng và có những món ăn nào có thể chế biến từ trứng ngỗng cho mẹ dễ ăn? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Đang xem: ăn trứng ngỗng có tác dụng gì

Phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng có tốt không?

Có thể mẹ chưa biết về tác dụng của trứng ngỗng, trong trứng ngỗng có chưa rất nhiều loại vitamin, dưỡng chất như: protein, lipid, canxi, photpho, sắt, vitamin A, B1, B2… Mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển đều đặn, tăng cường phát triển trí não, thông minh hơn. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, mẹ bầu ăn trứng ngỗng còn giúp xua đuổi tà ma. Nếu mang thai bé gái ăn 9 quả trứng ngỗng, nếu mang thai bé trai ăn 7 quả.

*

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chứng minh rằng giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng không bằng trứng gà và còn khó ăn hơn do quá to, vị tanh hơn. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng ½ trứng gà (vitamin A rất tốt cho phụ nữ mang thai). Trứng ngỗng cũng chứa nhiều cholesterol và lipid dễ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường… nếu ăn quá nhiều.

Cần lưu ý gì khi ăn trứng ngỗng?

1. Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?

Không hề có một thời điểm nào được đánh giá là tối ưu nhất cho bà bầu khi ăn trứng ngỗng. Tuy nhiên, vì các đặc điểm trên của trứng ngỗng, các mẹ bầu nên tránh ăn trứng ngỗng vào tam cá nguyệt thứ nhất do trứng ngỗng có vị tanh, khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng và trong giai đoạn này mẹ bầu thường bị ốm nghén sẽ cảm thấy buồn nôn, khó chịu.

*

2. Bà bầu ăn bao nhiêu trứng ngỗng thì tốt?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng, nên chia làm 2 – 3 lần ăn 1 quả cho đỡ ngán và ăn nhiều quá sẽ không kịp tiêu hoá hết.

Lựa chọn trứng ngỗng như thế nào?

Để lựa chọn được những quả trứng ngỗng còn mới và ngon, mẹ có thể dùng ngón trỏ và ngón cái cầm trứng đưa sát vào tai rồi lắc nhẹ. Nếu thấy trứng lắc không phát ra tiếng kêu thì là trứng còn mới, trứng cũ sẽ kêu to. Một cách khác là mẹ hãy soi trứng trước ánh sáng, đặt trứng trong lòng bàn tay và chỉ để hở 2 đầu qủa trứng. Nếu thấy màu trứng hồng và có 1 chấm mờ, nhìn thấy túi khí là trứng còn ngon. Các mẹ tuyệt đối không lấy các quả có vệt máu, giun sán hay vật thể lạ bên trong nhé. Hoặc mẹ có thể thả trứng trong dung dịch muối loãng 10%, nếu trứng chìm xuống đáy là trứng mới, nếu trứng lơ lửng là đã đẻ được 3-5 ngày, trứng nổi trên mặt là trứng cũ.

Xem thêm: Khi Con Gái Im Lặng Sẽ Có Giá Hơn, Những Người Con Gái Im Lặng Để Tha Thứ Và Ra Đi

Giá trứng ngỗng là bao nhiêu? Giá trứng ngỗng sẽ giao động trong khoảng 30.000đ – 80.000đ/quả tùy vào mùa, tùy thời điểm. Với một mức giá tương đối cao như vậy, để tránh việc mua phải trứng ngỗng không tốt, mẹ nên tham khảo cách lựa chọn trứng ngỗng ở trên.

Các món ăn chế biến từ trứng ngỗng cho mẹ bầu ăn ngon và dễ tiêu hoá?

Chúng ta đều biết trứng ngỗng rất to và khó ăn, nhưng vì tốt cho thai nhi nên các mẹ đều cố gắng ăn mỗi tuần 1 quả. Dưới đây là cách chế biến những món ăn từ trứng ngỗng đổi món cho mẹ bầu dễ ăn hơn.

1. Cách luộc trứng ngỗng

Cách luộc trứng ngỗng:

Rửa sạch trứng ngỗngCho trứng vào nồi và đổ ngập nướcKhi nước sôi, cho thêm 1 chút muối (tránh bị sát vỏ)Văn nhỏ lửa luộc trong 10-15 phútTắt bếp, để nguội rồi thưởng thức (không nên ngâm nước lã vì có thể nhiễm các vi khuẩn)

*

2. Cách làm salad trứng ngỗng

Chuẩn bị: 1 quả trứng ngỗng, 100g xà lách, ½ củ hành tây, 1 quả cà chua, dầu oliu, gia vị

Chế biến: Sau khi luộc trứng, ta bóc vỏ và cắt thành các khoanh. Rửa sạch xà lách và ngâm nước muối loãng khoảng 10’, vớt rau để ráo nước. Cà chua, hành tây rửa sạch, cắt khoanh tròn mỏng. Tiếp theo ta pha ½ muỗng giấm với đường rồi cho hành tây vào ngâm, đợi cho ngấm rồi vớt ra. Cho thêm 1 muỗng dầu oliu, ½ muỗng muối, hỗn hợp đường giấm vào đánh tan. Cho rau ra đĩa, rưới nước trộn lên và thưởng thức.

*

Món Salad trứng ngỗng3. Cách làm trứng ngỗng chiên

Chuẩn bị: 1 quả trứng ngỗng, 200g nấm mỡ, 100g thịt bò băm, gia vị các loại

Chế biến: Đập trứng ngỗng vào bát đánh tan cùng hạt nêm, gia vị. Ngâm nấm mỡ trong nước muối loãng khoảng 15’ rồi vớt ra rửa sạch, cắt bỏ gốc, băm nhỏ. Phi hành tỏi đã băm nhuyễn trong dầu ăn rồi cho nấm vào xào trong 2’. Phi hành cho thịt bò băm nhỏ vào xào chín, múc ra bát. Cho thêm dầu, đổ trứng vào, rải nấm lên trên, đậy vung lại và văn nhỏ lửa để trứng và nấm chín đều, cho hành lá. Cho trứng ra đĩa, cho thêm thịt bò và thưởng thức cùng cơm nóng.

Xem thêm:

Mẹ có thể thay thịt bò bằng thịt lợn, nấm mỡ thành nấm đùi gà để đổi vị nhé!

*

Món trứng ngỗng chiên4. Cách làm trứng ngỗng chiên lá hẹ

Chuẩn bị: 1 quả trứng ngỗng, 100g lá hẹ, gia vị

Chế biến: Đập trứng ngỗng vào bát và đánh tan. Rửa sạch lá hẹ, thái nhỏ rồi đánh đều cùng trứng. Làm nóng chảo rồi cho dầu vào đun nóng, sau đó cho trứng vào tráng chín. Các mẹ nhớ ăn món này khi còn nóng nhé!

*

Như vậy, trứng ngỗng có tốt nhưng không thật sự thần thánh như lời đồn, để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác trong từng giai đoạn của thai kỳ. Trên đây là những thông tin chia sẻ này sẽ là hữu ích với các mẹ. Đừng quên theo dõi chuyên mục mang thai để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *